Người Mỹ phản đối cách phản ứng của Tổng thống Trump đối với người biểu tình

Hoàng Bách (Theo Reuters)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
(Baonghean.vn) - Theo kết quả thăm dò dư luận do Reuters/Ipsos tiến hành được công bố hôm 2/6, đa số người Mỹ đồng cảm với các cuộc biểu tình xoay quanh cái chết của 1 người đàn ông da màu không vũ trang khi bị cảnh sát bắt giữ, đồng thời không đồng ý với cách Tổng thống Donald Trump phản ứng trước tình trạng bất ổn.
Người biểu tình tại thủ đô Washington, Mỹ hôm 2/6. Ảnh: Reuters
Người biểu tình tại Thủ đô Washington, Mỹ hôm 2/6. Ảnh: Reuters

Các cuộc biểu tình, trong đó một số đã chuyển hướng bạo lực, nổ ra hồi tuần trước sau khi xuất hiện đoạn băng ghi lại cảnh 1 sỹ quan cảnh sát Minneapolis đang ghì đầu gối lên cổ của công dân da màu George Floyd trong gần 9 phút đồng hồ, kể cả sau khi Floyd đã bất tỉnh. Sỹ quan cảnh sát này đã bị buộc tội giết người.

Cuộc thăm dò được tiến hành hôm 1 và 2/6 cho thấy, 64% người Mỹ trưởng thành “đồng cảm với những người đang biểu tình bên ngoài”, trong khi 27% nói rằng họ không đồng tình và 9% tỏ ra không chắc chắn.

Cuộc thăm dò cho thấy, những nguy cơ chính trị đối với ông Trump, người đã sử dụng đường hướng cứng rắn đối với các cuộc biểu tình và dọa triển khai quân đội để dập tắt bạo lực. Vị Tổng thống xuất thân đảng Cộng hòa sẽ đối đầu với ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Hơn 55% người Mỹ nói rằng, họ không nhất trí với cách ông Trump xử lý các cuộc biểu tình, trong đó 40% “kịch liệt” phản đối, còn chỉ 1/3 nói rằng họ đồng tình - thấp hơn cả con số 39% ủng hộ công việc tổng thể của ông.

Một cuộc thăm dò khác của Reuters/Ipsos cũng phát hiện rằng, trong bộ phận cử tri đã đăng ký, ông Biden dẫn trước Trump tới 10 điểm phần trăm - khoảng cách lớn nhất kể từ khi cựu Phó Tổng thống Mỹ trở thành ứng viên của đảng Dân chủ vào đầu tháng 4.

Số cử tri độc lập có quan điểm phản đối cách phản ứng của Trump trước tình trạng bất ổn cũng tăng gấp đôi. Kể cả trong đảng Cộng hòa, chỉ 67% nói rằng, họ ủng hộ cách ông Trump phản ứng, thấp hơn nhiều so với con số 82% nói rằng họ thích cách điều hành chung của ông.

Quan ngại về bạo lực

Các cuộc biểu tình đã tô đậm thêm tình trạng khủng hoảng tại một quốc gia vốn đang chống chọi đại dịch Covid-19 và suy thoái kinh tế do dịch bệnh. Dù nhiều cuộc biểu tình ban ngày đều diễn ra hòa bình, song một số lại chuyển hướng thành các cuộc đụng độ bạo lực vào ban đêm giữa cảnh sát với người biểu tình.

Đa số thành viên đảng Cộng hòa và Dân chủ khẳng định họ ủng hộ biểu tình hòa bình, nhưng tin rằng tổn thất về tài sản phá hỏng mục đích của người biểu tình. Chưa đầy 1/4 người Mỹ nói rằng bạo lực là phản ứng thích hợp.

Kể cả tại các khu vực nông thôn và ngoại ô vốn không bị ảnh hưởng bởi các cuộc biểu tình, hầu hết người dân vẫn bày tỏ thái độ ủng hộ. Hơn một nửa người dân ở vùng nông thôn tỏ ra đồng tình với người biểu tình, trong khi tại các khu vực ngoại thành, cứ 10 người lại có 7 người có quan điểm tương tự.

47% cử tri đăng ký cho biết, họ có kế hoạch ủng hộ ông Biden trong cuộc bầu cử ngày 3/11, so với 37% ủng hộ ông Trump.

Ý kiến của dư luận có thể dễ dàng thay đổi trong bối cảnh các cuộc biểu tình tiếp diễn hàng đêm tại các thành phố lớn. Một số sỹ quan cảnh sát đã bị trúng đạn tối 1/6, và ông Trump đã chế giễu các thống đốc bang không đề nghị quân đội hỗ trợ.

Cũng hôm 1/6, cảnh sát sử dụng hơi cay để giải tán người biểu tình ôn hòa gần Nhà Trắng, để ông Trump có thể chụp ảnh trước 1 nhà thờ.

Người Mỹ cũng chia rẽ trong quan điểm về phản ứng của cảnh sát. Theo thăm dò trên, 43% tin rằng cảnh sát đang làm tốt công việc của họ và 47% không đồng ý, trong đó đa số thành viên đảng Dân chủ không đồng thuận và đa số thành viên đảng Cộng hòa tán thành.

Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos về các cuộc biểu tình được tiến hành trên mạng, bằng tiếng Anh, trên quy mô toàn nước Mỹ và nhận được phản hồi từ 1.004 người Mỹ trưởng thành. Khoảng tin cậy của cuộc thăm dò này là +/- 4 điểm phần trăm.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.