Nông thôn "khát"... lao động mùa vụ

(Baonghean) - Lao động nông nghiệp, nhất là lực lượng lao động trẻ, ngày càng vắng bóng ở nhiều địa phương đã ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất cũng như việc thu hoạch nông sản của bà con nông dân, nhất là vào những ngày cao điểm của thời vụ.

Khoảng hơn 1 tháng trở lại đây, nông dân các địa phương bước vào vụ gieo cấy lúa hè thu. Khi thời điểm mùa vụ đến cũng là lúc các hộ nông dân lo lắng và đỏ mắt tìm lao động cấy thuê, đặc biệt là những hộ có nhiều ruộng hoặc chỉ có người già và trẻ em ở nhà.

Ở vào tuổi 73, bà Nguyễn Thị Phụng ở xóm 8, xã Khánh Sơn (Nam Đàn) vẫn ra đồng tham gia công việc cấy hái. Theo bà Phụng, không phải vì tham công, tiếc việc mà vì không đành bỏ hoang đồng ruộng vì con cháu bà đều đi làm ăn xa. Sản xuất nông nghiệp đòi hỏi sự gấp gáp về yếu tố thời vụ nhưng thuê không ra người, nên vợ chồng bà vẫn cố gắng ra đồng. “Chưa năm nào công gặt lúa, cấy lúa lại cao như năm nay. Như vụ xuân vừa rồi tôi phải thuê đến 230.000 đồng/sào tiền công gặt lúa mà cũng khó thuê. Vụ hè thu này gia đình tôi sản xuất 3 sào lúa, tôi đã phải săn đón, đặt cọc trước 3 lao động nhận từ vụ xuân đến cấy để không không phải chạy đôn chạy đáo kiếm người” - bà Phụng cho biết.

Không may mắn như gia đình bà Phụng, do không thuê được thợ cấy nên thửa ruộng 3 sào nhà ông Nguyễn Văn Thêm nằm trong "top" cấy muộn nhất ở cánh đồng cầu Bàu (xã Nam Trung - Nam Đàn). “Gia đình tôi có 3 người con trai nhưng tất cả đều thoát ly, xa thì làm ăn ở Lào, gần cũng là Hà Nội. Đến mùa vụ gia đình lại phải thuê người làm. Nhiều nhà trong xã cũng đang gặp phải tình cảnh tương tự. Hiện bám trụ ở nhà chỉ toàn những “lao động già” vì thế đến vào mùa vụ tìm nhân công rất khó” - ông Nguyễn Văn Thêm cho biết.

                                  Chăm sóc rau ở Quỳnh Minh (Quỳnh Lưu).

Là tỉnh có địa bàn nông thôn rộng lớn, nguồn lao động khá dồi dào, thế nhưng vào thời điểm hiện nay, ở nhiều địa phương lao động trong độ tuổi "đầu đội vai vác"  rủ nhau rời quê đến các tỉnh, thành phố tìm kiếm việc làm, mong có thu nhập cao hơn làm ruộng là khá phổ biến. Nông thôn  thiếu lao động, nên ở nhiều nơi, người lao động cấy, gặt thuê luôn được chào đón, thậm chí tranh giành thuê. Cũng vì thế mà giá thuê cấy, gặt thường tăng lên. Bình thường, giá thuê nhân công gặt, cấy lúa ở nhiều địa bàn thời điểm này theo hình thức công nhật là 200.000 đồng/người/ngày.

Tuy nhiên, những hôm trời nắng gắt thì công thuê cấy có thể lên đến 250.000 đồng/ngày. Tiền công cao như vậy nhưng cũng không có nhiều người chịu nhận gặt, cấy thuê. Phần lớn lao động nhận gặt, cấy thuê đều là phụ nữ và  có hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Chị Nguyễn Thị Hương (ở xã Hưng Tây - Hưng Nguyên) đã có gần 8 năm thâm niên trong nghề cấy, gặt thuê chia sẻ: “Chồng mất sớm, chỉ còn tôi là trụ cột kinh tế gia đình, giờ các cháu đang đến tuổi ăn học nên cần có tiền để trang trải. Năm nào cũng vậy, đến mùa vụ là tôi phải thức dậy từ 4 giờ sáng đi cấy, gặt thuê. Bù lại cũng kiếm được khoản thu nhập khá cho các cháu ăn học”.

Tình trạng thiếu lao động mùa vụ đang là thực trạng chung, và ngày càng phổ biến ở nhiều địa phương khi thanh niên không thiết tha với nghề nông. Nguyên nhân một phần do khi chưa bước vào mùa vụ, lao động không có việc làm nên thường phải đi tìm việc ở các thành phố lớn, tại các khu công nghiệp để có thu nhập ổn định.

Có một thực tế, trong những năm qua, sự chuyển dịch lao động trẻ từ nông thôn ra thành thị diễn ra khá nhanh. Một phần khác, tâm lý của không ít lao động trẻ bây giờ không thích gắn bó với ruộng đồng. Bên cạnh đó môi trường nông thôn rất khó giữ lao động trẻ, bởi chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn thấp. Nhiều thanh niên học nghề về quê cũng chẳng biết làm gì; mặt khác họ không có vốn để phát triển ngành nghề đã học.

Theo số liệu của Cục Thống kê, lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn đang chiếm tới 71,1% lực lượng lao động cả nước. Trong đó lực lượng lao động có tỷ lệ các nhóm tuổi 15 - 29 tuổi chiếm tới 1/3 tổng dân số trong độ tuổi lao động. Vậy nhưng tỷ lệ việc làm của khu vực nông thôn lại tỷ lệ nghịch với lực lượng lao động...

Đã hơn 3 năm làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Vinh, anh Đỗ Hồng Dương (ở xã Nam Trung) cho biết: "Nếu theo tính toán giá cả hiện nay thì người nông dân không thể ổn định cuộc sống với sản xuất nông nghiệp. Một lao động trồng lúa có thu nhập trung bình chỉ khoảng 600.000 đồng đến gần 1 triệu đồng/5tháng, trong khi đó họ đi làm công nhân ở khu công nghiệp hoặc ngành nghề khác cũng có thể thu nhập nhiều gấp vài lần như vậy. Trước khi làm tại đây tôi cũng đã đầu tư mua máy cày, máy gặt phục vụ cho nhu cầu gia đình và làm thuê kiếm thêm đồng ra đồng vào. Nhưng hoạt động sản xuất chỉ mang tính thời vụ, bởi vậy thu nhập chưa đủ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Thêm vào đó, lực lượng thanh niên, lao động trẻ ở nhà rất ít. Bởi vậy tôi mới theo bạn bè xuống TP Vinh tìm kiếm việc. Đến mùa vụ nếu tranh thủ về được thì làm, không thì thuê người làm".

Khi lực lượng lao động trẻ nông thôn kéo ra thành thị tìm việc làm thì tình trạng thiếu lao động đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp là điều tất yếu. Thực tế đó đã dẫn đến giá lao động thời vụ ở nông thôn tăng, trong khi chất lượng, năng suất lao động giảm (phần lớn người lớn tuổi) khiến chi phí đầu tư tăng, lợi nhuận của nông dân giảm. Đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng nông thôn mới như hiện nay, đang rất cần lao động trẻ lúc mùa vụ, khi phòng chống bão lụt, hay xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn...

Thiết nghĩ, để thu hút lao động trẻ bám ruộng, đồng cần đầu tư vốn cho họ, tạo điều kiện cho lớp trẻ ở nông thôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp để nâng cao hiệu quả làm việc. Và lao động phải được phân bổ phù hợp với từng ngành nghề của mỗi địa phương...

Ngọc Anh

tin mới

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

Công nhân Nghệ An vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

(Baonghean.vn) - Xuất phát từ các phong trào thi đua lao động, sản xuất, Nghệ An ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể công nhân lao động là điển hình trong học tập và làm theo Bác. Đối với họ, đó là nhu cầu tự thân, là động lực để vượt khó thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao.

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.