Nuôi cua trong ruộng lúa

Để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết.
Nuôi cua ruộng lúa, lợi cả đôi đường
Nuôi cua ruộng lúa, lợi cả đôi đường
Phòng NN-PTNT huyện Tây Hòa (Phú Yên) phối hợp với  Trung tâm Giống & kỹ thuật thủy sản của tỉnh triển khai dự án KH-CN “Xây dựng mô hình nuôi cua đồng trong ruộng lúa” do KS Nguyễn Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT huyện làm Chủ nhiệm.
Mô hình được triển khai tại hộ ông Nguyễn Ngọc Tuấn, thôn Phước Thành Nam, xã Hòa Phong với diện tích khoảng 5.000 m2 trên chân đất ruộng thịt có độ pH 7,2. Xung quanh bờ rào chắn bằng lưới cao 1,2 m; rào nghiêng về phía ruộng nuôi không cho cua trốn đi và có cống thoát nước ở cuối ruộng.
Ông Nguyễn Dũng cho biết, để triển khai mô hình thì ruộng lúa phải SX ổn định, tưới tiêu chủ động và sử dụng máy bơm khi cần thiết. Ruộng nuôi được đào rãnh thả ống tre để cho cua trú ẩn hạn chế gây hại nhau...
Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ hộ nuôi cho biết, sau khi chuẩn bị ruộng nuôi theo yêu cầu dự án, ngày 25/12/2013 bắt đầu gieo sạ thưa để ruộng thông thoáng, khả năng quang hợp tốt nên lúa đẻ nhánh rất sớm và khoẻ. Ngày 24/2/2014, tiến hành thả cua đợt 1 với số lượng 500 kg, tương đương với mật độ thả 10 con/m2. Cua giống được lựa chọn đúng quy cách, đồng đều và khỏe mạnh không bị gãy càng và không vàng bụng, trọng lượng từ 100 - 120 con/kg.
Sau 15 ngày nuôi ông thấy cua phát triển bình thường, sau 1 tháng thì cua lột vỏ, đạt 80 - 90 con/kg và sau 55 ngày đạt từ 65 - 80 con/kg. Thức ăn cho cua  gồm cá tạp, ốc, hến, khoai lang, khoai mì băm nhỏ.
“Trong quá trình thực hiện mô hình tôi thấy cua và lúa hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ sinh thái khép kín, hạn chế được việc sử dụng thuốc BVTV, giảm lượng phân bón chỉ bằng 1/2 so với ruộng lúa không làm mô hình. Kết quả thu hoạch lúa được 3.700 kg (tương đương 74 tạ/ha), bán giá 5.000 đ/kg, trừ chi phí lãi hơn 11 triệu đồng/vụ. Còn cua thu hơn 13 tạ (đạt tỉ lệ sống trên 80%) bán giá 40.000 đ/kg được gần 53 triệu đồng”, ông Tuấn cho hay.
Vụ HT 2014 ông Tuấn tiếp tục thực hiện dự án thả cua đợt 2 vào tháng 7 với số lượng 300 kg giống (loại 100 con/kg). Để đảm bảo mật độ nuôi 10 con/m2, từ tháng 5 ông đã tuyển chọn cua giống với số lượng bổ sung 20.000 con, tương đương 200 kg. Hiện lúa và cua sinh trưởng tốt, hứa hẹn bội thu.
Theo NNVN

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.