Phát biểu hiếm hoi của Tổng thống Putin giữa “tâm bão” vụ cựu điệp viên

Theo Thành Đạt (dantri.com.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Tổng thống Vladimir Putin chờ đợi một cuộc điều tra kỹ lưỡng về nghi vấn đầu độc cựu điệp viên Nga tại Anh và Moscow sẽ trở thành một bên tham gia vào quá trình tìm ra sự thật
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: RT
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: RT
“Ngày mai chúng tôi sẽ bắt đầu một phiên họp với Hội đồng điều hành của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) để phân tích chi tiết vấn đề. Chúng tôi đã chuẩn bị ít nhất 20 câu hỏi để trao đổi. Chúng tôi hy vọng cuộc thảo luận sẽ chấm dứt vấn đề này”, Tổng thống Putin phát biểu tại Ankara trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm qua 3/4.

Hội đồng OPCW bao gồm 41 thành viên, trong đó có cả các đại diện của Nga và Anh. Các nhà ngoại giao Nga vẫn bày tỏ mong muốn được tham gia vào quá trình kiểm nghiệm mẫu chất độc nghi được sử dụng trong vụ cựu điệp viên Skripal, đồng thời tuyên bố sẽ không chấp nhận kết quả nếu việc kiểm nghiệm này chỉ được thực hiện tại các phòng thí nghiệm của OPCW mà không có sự tham gia của Moscow.

Trong bình luận hiếm hoi về vụ cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái Yulia nghi bị đầu độc bằng chất độc thần kinh tại thành phố Salisbury, Anh hôm 4/3, Tổng thống Putin cho biết ông cảm thấy choáng ngợp khi vụ việc nhanh chóng biến thành một cuộc tấn công rầm rộ nhằm vào Nga đến như vậy, mặc dù thông tin chính xác về nguồn gốc loại chất độc vẫn chưa được công bố.

“Thật ngạc nhiên khi một chiến dịch chống Nga được tiến hành nhanh như vậy”, Tổng thống Putin nói.

Cựu điệp viên Sergei Skripal.Ảnh: BBC
Cựu điệp viên Sergei Skripal.Ảnh: BBC
Chỉ vài giờ sau khi cựu điệp viên Nga và con gái bị phát hiện bất tỉnh bên ngoài trung tâm mua sắm ở Salisbury, chính phủ Anh đã đưa ra những cáo buộc đầu tiên nhằm vào Nga. Vài ngày sau đó, Anh bắt đầu đưa ra một loạt biện pháp trừng phạt và trục xuất các nhà ngoại giao Nga với cáo buộc Moscow “nhiều khả năng” đứng sau vụ tấn công nhằm vào cha con ông Skripal.

Trong khi Anh liên tục đổ lỗi cho Nga, các nhà điều tra tại Anh cho đến nay vẫn chưa đưa ra các kết luận chính xác cũng như trình bằng chứng cụ thể cho thấy Nga chính là “thủ phạm” của vụ đầu độc này. Thậm chí, lãnh đạo phòng thí nghiệm hóa học tại căn cứ Porton Down của Anh còn thừa nhận rằng các nhà khoa học không thể xác định chất độc thần kinh trong vụ cựu điệp viên Skripal có nguồn gốc từ Nga.

“Tôi biết thông tin về vụ việc này thông qua tin tức truyền thông. Tôi chỉ muốn nói thêm rằng theo các chuyên gia quốc tế, khoảng 20 quốc gia trên thế giới có thể chế tạo các chất độc thần kinh tương tự”, ông Putin nói.

Nga từng nhiều lần yêu cầu Anh cung cấp các bằng chứng cho Moscow, bao gồm mẫu chất độc nghi vấn, đồng thời để Nga tham gia vào cuộc điều tra chính thức về vụ việc. Tổng thống Putin hôm qua tiếp tục nhắc lại đề nghị này.

“Chúng tôi mong muốn tham gia vào cuộc điều tra toàn diện. Chúng tôi muốn được cho phép tham gia vào cuộc điều tra và chúng tôi cần được cung cấp các tài liệu liên quan vì vụ việc này có liên quan tới các công dân của Nga”, ông Putin nhấn mạnh.

Quan hệ giữa Nga và Anh trở nên căng thẳng trong những tuần gần đây khi hai bên liên tục đổ lỗi cho nhau. Hàng trăm nhà ngoại giao của các nước đã bị trục xuất và một số lãnh sự quán bị đóng cửa liên quan tới cuộc đối đầu căng thẳng được ví như thời Chiến tranh Lạnh giữa Moscow và phương Tây.

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.