Phu đá Nam Thành trở về với nghề bện chổi

(Baonghean.vn) - Nghề bện chổi đót ở xã Nam Thành, huyện Yên Thành đã có từ lâu đời. Sau vụ tai nạn lao động thảm khốc sập mỏ đá Lèn Cờ (tháng 4/2011), nhiều phu đá trở về với nghề bện chổi. 

Ảnh 2: Nguyên liệu để làm chổi là đót, tre và sợi mây đều sẵn có tại địa phương. Hàng năm cứ vào thời điểm tháng Chạp ( âm lịch), anh đã lên huyện Kỳ Sơn thu mua từ 6-7 tấn đót  khô và cây mây của người dân để  làm nguyên liệu dự trữ cho sản xuất cả năm.
Nguyên liệu để làm chổi là đót, tre và sợi mây. Hàng năm cứ vào thời điểm tháng Chạp, những hộ làm nghề bện chổi ở đây lên huyện Kỳ Sơn thu mua từ 6 - 7 tấn đót khô và cây mây về dự trữ để sản xuất chổi đót. Các hộ đã liên kết với nhau tạo thành những tổ hợp sản xuất, hỗ trợ lẫn nhau trong khâu cung cấp nguyên liệu, kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.

Xã Nam Thành trước đây có hàng chục hộ có lao động chính làm nghề phu đá. Từ ngày mỏ đá lèn Cờ sập đến nay, có khoảng 10 hộ trở về làm nghề bện chổi đót hàng hóa. Gia đình anh Nguyễn Sỹ Công và chị Tăng Thị Thương ở xóm Trần Phú, nếu như trước đây sau mỗi vụ thu hoạch, vợ chồng anh chị phải xoay xở đủ nghề, kể cả lao động nặng nhọc ở các mỏ đá trong xã, nguy hiểm luôn luôn rình rập, nhưng mấy năm lại nay anh đã quyết định trở lại với nghề bện chổi truyền thống của gia đình, mang lại nguồn thu nhập ổn định.

Gia đình anh Nguyễn Sỹ Công  và chị Tăng Thị Thương  ở xóm Trần Phú,  nếu như trước  đây sau mỗi vụ thu hoạch, vợ chồng anh chị phải  xoay xở đủ nghề, kể cả lao động nặng nhọc ở các mỏ đá  trong xã, nguy hiểm luôn luôn rình rập, cảnh đói nghèo vẫn thường xuyên đeo bám, nhưng mấy năm lại nay anh đã quyết định trở lại với nghề bện chổi truyền thống của gia đình.
Nghề làm chổi đót có thể huy động được tất cả lao động trong gia đình.

Vợ chồng ông Nguyễn Duy Chinh và Nguyễn Thị Hương ở xóm Phan Đăng Lưu xã Nam Thành từng có thời gian gần 15 năm lao động ở các lèn đá. Nhận thấy nghề làm đá rất vất vả, nguy hiểm đến tính mạng, mấy năm lại nay đã chuyển sang nghề bện chổi đót.

Song điều quan trọng hơn với vợ chồng ông là có việc làm thường xuyên và ổn định, luôn làm việc trong nhà an toàn và đảm bảo được sức khỏe. Ngoài nghề bện chổi còn có thời gian tăng gia sản xuất, chăn nuôi, nâng cao mức sống trong gia đình.

Ông Nguyễn Duy Chinh...
Ông Nguyễn Duy Chinh luôn miệt mài với nghề bện chổi đót, mỗi ngày bản thân ông bện được từ 10 - 12 chiếc chổi.
Còn với gia đình chị Phan Thị Thanh ở xóm Phan Đăng Lưu lại sản xuất với quy mô lớn hơn, mỗi tháng cung cấp cho thị trường khoảng 800 chiếc chổi đót. Ngoài giải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động trong gia đình còn tạo việc làm thời vụ cho 3 lao động, với mức tiền công 3 triệu đồng/người/tháng. Nhờ có nghề này, vợ chồng chị đã nuôi nuôi 2 con tốt nghiệp đại học và xây cất được một cơ ngơi khang trang.
Gia đình chị Phan Thị Thanh ở xóm Phan Đăng Lưu sản xuất với quy mô lớn, mỗi tháng cung cấp cho thị trường khoảng 800 chiếc chổi đót. Ngoài giải quyết việc làm thường xuyên cho 2 lao động trong gia đình còn tạo việc làm thời vụ cho 3 lao động, với mức tiền công 3 triệu đồng/người/tháng. Nhờ có nghề này, vợ chồng chị nuôi 2 con tốt nghiệp đại học và xây cất được một cơ ngơi khang trang.

Ông Hoàng Văn Hà - Chủ tịch UBND xã Nam Thành cho biết, trên địa bàn xã hiện có trên 10 hộ khôi phục được nghề bện chổi đót, trong đó phần lớn là những hộ trước đây làm nghề phu ở các mỏ đá.

Nghề bện chổi đót tập trung ở 2 xóm Trần Phú và Phan Đăng Lưu, giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 30 lao động, với mức thu nhập bình quân 3 triệu đồng/người/tháng. Xã cũng đã có nhiều cơ chế, chính sách phù hợp, khuyến khích người dân phát triển nghề nhằm giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thêm thu nhập, tiến tới phát triển thành làng nghề truyền thống của địa phương.  

Để có một chiếc chổi vừa mang tính thẩm mỹ và bền, đẹp, ngoài khâu kỹ thuật khéo léo làm bằng thủ công, yếu tố quan trọng đầu tiên là khâu nguyên liệu phải chọn được loại đót non, phơi khô được nắng, quá trình cất giữ không bị mốc; sợi mây phải chẻ đều và  có độ dẻo. Mỗi chiếc chổi chỉ cần 0,7 kg nguyên liệu là vừa đủ. Nhờ đó sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, tạo được uy tín với khách hàng.
Để có một chiếc chổi vừa mang tính thẩm mỹ và bền, đẹp, ngoài khâu kỹ thuật khéo léo làm bằng thủ công, yếu tố quan trọng đầu tiên là khâu nguyên liệu phải chọn được loại đót non, phơi khô được nắng, quá trình cất giữ không bị mốc; sợi mây phải chẻ đều và có độ dẻo. Mỗi chiếc chổi chỉ cần 0,7 kg nguyên liệu là vừa đủ. Nhờ đó sản phẩm làm ra đảm bảo chất lượng, tạo được uy tín với khách hàng.

Thái Dương

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.