Cuộc họp Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần 25 ở Manila

Cuộc họp Đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ 25, diễn ra trong hai ngày 21 và 22/5, tại Manila, Philippines.

Đây là cuộc họp đối thoại thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao trong khuôn khổ quan hệ đối thoại ASEAN-Hoa Kỳ. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Vinh dẫn đầu tham dự Đối thoại.

Các nước đánh giá cao kết quả đạt được trong quan hệ và hợp tác giữa ASEAN và Hoa Kỳ thông qua các khuôn khổ hợp tác ở khu vực, kết quả triển khai các quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ ba tháng 11/2011 tại Bali, các dự án hợp tác trong Kế hoạch Hành động ASEAN-Hoa Kỳ giai đoạn 2011-2015, cũng như Thỏa thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Hiện ASEAN và Hoa Kỳ đang là đối tác thương mại lớn thứ tư của nhau với kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 186 tỷ USD.

Hoa Kỳ hiện đang là nước đầu tư lớn thứ ba ở ASEAN, với tổng vốn đầu tư đạt 8,5 tỷ USD năm 2010. Các nước ASEAN và Hoa Kỳ nhấn mạnh trong thời gian tới sẽ tăng cường hợp tác và đầu tư nguồn lực để triển khai hiệu quả các dự án và hoạt động trong Kế hoạch Hành động giai đoạn 2011-2015 với các trọng tâm ưu tiên về tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực, quản lý nguồn nước, quản lý thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu…

Hoa Kỳ tiếp tục khẳng định chính sách gắn kết với khu vực châu Á-Thái Bình Dương thông qua các khuôn khổ song phương và đa phương như ASEAN-Hoa Kỳ, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC)... Hoa Kỳ đề cao vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực và nhấn mạnh coi trọng quan hệ và hợp tác với ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt ủng hộ ASEAN xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015.

Cùng với việc tăng cường hợp tác toàn diện với ASEAN, Hoa Kỳ cho biết sẽ đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với ASEAN về kinh tế-thương mại và khuyến khích khu vực tư nhân của Hoa Kỳ tham gia các dự án triển khai Kế hoạch Tổng thể về Kết nối. Theo đó, Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ dẫn đầu một đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ đến khu vực vào tháng Bảy tới và tham dự Đối thoại Doanh nghiệp ASEAN-Hoa Kỳ tại Campuchia.

Hoa Kỳ cũng khẳng định cam kết sớm cùng các nước có vũ khí hạt nhân ký Nghị định thư tham gia Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á phi Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), thể hiện cam kết mạnh mẽ của Hoa Kỳ đóng góp cho hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.

Tại Đối thoại, các nước cũng đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề thế giới và khu vực cùng quan tâm. Các nước chia sẻ quan tâm và nhấn mạnh tầm quan trọng của tăng cường hợp tác vì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực, bảo đảm an ninh và tự do hàng hải, giải quyết hòa bình các tranh chấp và trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Hai bên khẳng định ủng hộ ASEAN và Trung Quốc thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và tiến tới thông qua Bộ Quy tắc ứng xử (COC) vì hòa bình, ổn định, an ninh ở khu vực, cũng như bảo đảm tự do hàng hải và khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế theo luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại Cuộc họp, Thứ trưởng Ngoại giao Phạm Quang Vinh nhấn mạnh những nỗ lực của ASEAN trong xây dựng cộng đồng, đẩy mạnh liên kết và hợp tác khu vực vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và phát triển. Thứ trưởng cũng đánh giá cao kết quả của Hội nghị Cấp cao ASEAN-Hoa Kỳ lần thứ ba tháng 11/2011, cùng với việc thông qua Kế hoạch hành động triển khai Tuyên bố Quan hệ đối tác tăng cường ASEAN-Hoa Kỳ vì Hòa bình và Thịnh vượng bền vững giai đoạn 2011-2015, tạo ra khuôn khổ hợp tác mới và sâu sắc hơn giữa hai bên trên các lĩnh vực cùng quan tâm.

ASEAN hoan nghênh và khuyến khích Hoa Kỳ tiếp tục gắn kết với khu vực, nhằm đóng góp tích cực và xây dựng vào các mục tiêu chung nêu trên, cũng như trong việc hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng.

Trong trao đổi về các vấn đề quan tâm chung của khu vực, Thứ trưởng cũng chia sẻ quan điểm chung của ASEAN về việc nhấn mạnh tầm quan trọng của hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, Tuyên bố về cách ứng xử giữa các Bên tại Biển Đông (DOC), và cần nỗ lực để sớm đạt Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Về định hướng sắp tới, Thứ trưởng đề nghị hai bên cần dành ưu tiên cao cho tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, giáo dục và phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực như ARF, EAS, ADMM+…, nhằm nâng tầm quan hệ đối tác ASEAN-Hoa Kỳ vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực./.

Theo (TTXVN)- ĐT

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.