Mỹ hỗ trợ 7 tỷ USD cho châu Phi giải quyết thiếu điện

Đây được xem là một trong những bài toán chiến lược của Mỹ nhằm gia tăng ảnh hưởng tại châu Phi.

Trong khuôn khổ chuyến thăm Cộng hòa Nam Phi, chặng dừng chân thứ hai trong chuyến thăm châu Phi kéo 8 ngày, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố đề xướng hỗ trợ điện cho khu vực Hạ Saharan trị giá 7 tỷ USD trong vòng 5 năm tới nhằm tháo gỡ tình trạng thiếu điện tại đây. Đây được xem là một trong những bài toán chiến lược của Mỹ nhằm gia tăng ảnh hưởng tại châu lục đen này.

Mỹ hỗ trợ 7 tỷ USD cho châu Phi giải quyết thiếu điện ảnh 1

Tổng thống Obama phát biểu tại Trường Đại học Cape Town (ảnh: AP)

Phát biểu tại Trường Đại học Cape Town hôm 30/6, Tổng thống Obama đã đánh giá cao sự phát triển kinh tế của châu Phi, đồng thời nhấn mạnh rằng châu Phi chỉ có thể khai thác hết tiềm năng phát triển khi có được một đội ngũ các nhà lãnh đạo đủ năng lực và tận tâm phục vụ nhân dân.

Tổng thống Mỹ cũng đã công bố Sáng kiến "Điện năng châu Phi", theo đó Mỹ sẽ đầu tư 7 tỷ USD cho việc phát triển các cơ sở điện lực ở 6 nước châu Phi gồm: Ethiopia, Gana, Kenya, Liberia, Nigieria và Tanzania, nhằm nâng gấp đôi số người được tiếp cận nguồn điện cho đến nay mới chỉ dành cho 1/3 dân số của châu lục. Ông cho biết, quy mô thương mại, đầu tư được tăng cường từ Mỹ trong tương lai sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các cơ hội mới cho hai bờ Đại Tây Dương. Ông Obama cũng cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục đầu tư vào các chương trình y tế ở châu Phi, đặc biệt là chương trình HIV/AIDS.

“Tiếp cận điện là nhu cầu cơ bản của con người trong thời kỳ hiện nay. Đó là ánh sáng để trẻ em được học hành, giúp đưa ý tưởng thành hoạt động kinh doanh trên thực tế. Đó là cách để các gia đình có thể đáp ứng được nhu cầu cơ bản nhất," ông Obama nói. "Tôi rất tự hào được công bố một sáng kiến mới. Chúng ta đã và đang giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, y tế và nay chúng ta đề xướng "điện năng châu Phi", một sáng kiến giúp tăng gấp đôi cơ hội để mọi người dân châu Phi được tiếp cận với điện ở khu vực Hạ Sahara. Để làm được điều đó, chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 7 tỷ USD từ nguồn ngân sách chính phủ Mỹ".

Thiếu điện từ lâu đã trở thành vấn đề nan giải đối với châu Phi. Thiếu điện đã và đang là một trong những vấn đề lớn kìm hãm sự phát triển và là một trong những nguyên nhân lớn nhất làm tăng tỷ lệ nghèo đói của châu lục. Châu Phi có tỷ lệ điện khí hoá thấp nhất thế giới, với khoảng 75% dân số, tương đương 700 triệu người sống trong cảnh không có điện, trong đó Burundi chỉ có 3% dân số được sử dụng điện, Rwanda 5%, Tanzania là 12% và Kenya là 20%.

Từ nhiều năm qua, châu Phi vẫn loay hoay tìm kiếm cho mình một chính sách năng lượng phù hợp. Các quốc gia châu Phi đến nay vẫn đang cố gắng phối hợp giải bài toán năng lượng mà nguyên nhân nằm ở vấn đề thiếu vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, đề xuất này của ông Obama đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều người dân châu Phi.

Giáo sư John Ross, Hiệu trưởng Trường đại học Cape Town đánh giá: “Quả thực, đây là một đề xướng mới, song là một đề xướng đặc biệt hợp thời và quan trọng. Hy vọng nó sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp”.

Khu vực Hạ Sahara là nơi 2/3 người dân sống không có điện. Theo thống kê của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các nước thuộc khu vực Hạ Sahara cần khoản đầu tư lên tới 300 tỷ USD để đạt được mục tiêu tiếp cận nguồn điện toàn diện vào năm 2030.

Tổng thống Obama đang có chuyến thăm một loạt nước châu Phi bao gồm: Senegal, Nam Phi và Tanzania nhằm thúc đẩy cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp Mỹ vào châu lục “đầy tiềm năng này”, đặc biệt là trong các lĩnh vực an ninh lương thực và y tế. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Obama tới châu lục này kể từ khi tái đắc cử nhiệm kỳ hai năm 2012 và là chuyến thăm thứ hai kể từ khi lên cầm quyền năm 2009.

Chuyến thăm tới ba nước Senegal, Nam Phi và Tanzania tạo điều kiện cho ông chủ Nhà Trắng có cơ hội trải nghiệm trực tiếp khát vọng phát triển của châu Phi cũng như những thách thức mà châu lục này đang phải đối mặt.

Tiếp theo Nam Phi, hôm 1/7, Tổng thống Obama đến Tanzania, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du 3 nước châu Phi (gồm Senegal, Cộng hòa Nam Phi và Tanzania)./.
Theo VOV - ĐT

tin mới

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

(Baonghean.vn) - Trước ngày lễ lớn này, giới quan sát phương Tây và cả tướng lĩnh Ukraine đều đưa ra nhận định, quân Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Chasov Yar – một “pháo đài” khác nằm ở phía Tây thành phố Bakhmut. Cùng với đó, một điểm nhấn khác là mệnh lệnh tập trận vũ khí hạt nhân. 

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.