Bắn rơi máy bay Nga, bước đi liều lĩnh của Thổ Nhĩ Kỳ

(Baonghean) - Trong lúc dư luận đang tập trung về Trung Đông, hồi hộp chờ đợi hậu quả mà IS sẽ phải gánh chịu từ sự “bắt tay” của Nga và Pháp trong các chiến dịch không kích, Thổ Nhĩ Kỳ đột ngột xuất hiện và hướng mọi sự chú ý về phía mình bằng hành động bắn rơi máy bay Nga. Liều lĩnh, kỳ quặc, bất ngờ… - người ta đã dùng rất nhiều tính từ khác nhau để mô tả hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, và quan trọng hơn, ai cũng muốn tìm hiểu động cơ của Thổ Nhĩ Kỳ dù biết chắc rằng sẽ phải gánh chịu hậu quả không dễ chịu từ phía Nga.

Ranh giới khó phân định
Lý giải về việc bắn hạ chiếc máy bay Su-24 của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga đã vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ. Các chiến đấu cơ nước này đã phát đi cảnh báo 10 lần liên tục trong 5 phút, yêu cầu rời đi nhưng phi công Nga vẫn phớt lờ cảnh báo. Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng lên tiếng khẳng định rằng hành động quân sự này là hoàn toàn hợp lý, và “mọi người cần phải tôn trọng quyền bảo vệ biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ”. Thế nhưng, những thông tin từ phía Nga lại hoàn toàn ngược lại.
Người đứng đầu Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết thông số trinh sát định vị vô tuyến của Sân bay Hmeymim ở Syria ghi nhận chính máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã vi phạm không phận Syria khi tấn công máy bay Nga. Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố một đoạn video chứng minh chiến đấu cơ Su-24 vẫn nằm trong địa phận Syria trước khi bị bắn rơi.
Đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết máy bay Nga đang bay ở độ cao 6.000m và cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 1 km. Sau khi bị bắn, máy bay Nga đã rơi xuống vị trí cách biên giới Thổ Nhĩ Kỳ 4 km. 
 
123
Địa điểm máy bay Nga bị bắn rơi. Ảnh: AFP

Tin Nga hay tin Thổ Nhĩ Kỳ - đó là quyết định không đơn giản, bởi khó có thể đo được chính xác máy bay Nga “hơi vượt qua” hay “gần chạm đến” biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, cho dù đây là chi tiết quyết định. Thế nhưng, một điều rõ ràng rằng đây là lần đầu tiên một máy bay Nga bị một thành viên NATO bắn hạ kể từ năm 1950. Thổ Nhĩ Kỳ phải hiểu hậu quả của điều này sẽ khủng khiếp như thế nào, bởi đến Mỹ còn “nể” Nga vài phần khi cùng tham chiến trên bầu trời Syria. 

Khi “hùm” bị “vuốt râu”
Không để dư luận thế giới và Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi lâu, Nga đã ngay lập tức thể hiện sự giận dữ của mình. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov quyết định hủy chuyến thăm đến Istanbul trong ngày 25/11, đồng thời kêu gọi người dân Nga không đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Quốc phòng Nga cũng triệu hồi tùy viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ đến để yêu cầu giải thích vì sao chiếc máy bay Su-24 bị bắn hạ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin còn mạnh mẽ tuyên bố Nga đã bị “đâm lén sau lưng” và sẽ không dung thứ cho hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, ngừng các cuộc tiếp xúc theo đường quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ. Nga cũng tuyên bố từ nay trở đi, tất cả các hoạt động của lực lượng không quân tấn công sẽ được tiến hành chỉ dưới sự yểm trợ của các máy bay tiêm kích, đồng thời cảnh báo bất cứ mục tiêu nào có khả năng gây nguy hiểm đến căn cứ không quân Nga tại Syria sẽ bị tiêu diệt. 
345
Tổng thống Nga Vladimir Putin mạnh mẽ lên án Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AFP
Những thông tin mới nhất từ chiến trường Syria cho thấy những tuyên bố của Nga không phải là đe dọa suông. Theo đó, tất cả các máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ không thể cất cánh do bị radar của hệ thống tên lửa phòng không chiếu xạ khi cất cánh.
Sẽ không có gì lạ nếu Thổ Nhĩ Kỳ lo sợ máy bay của mình sẽ bị tiêu diệt khi bay đến đường biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ với kịch bản tương tự như chiếc Su-24, đó là “trót thò đầu” qua biên giới. Nga cũng sẽ không ngần ngại thực hiện tuyên bố “bịt mắt” các chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ bằng việc sử dụng các phương tiện chế áp và tác chiến điện tử, sử dụng những máy bay đặc dụng để bảo vệ sự an toàn của phi công. 
Thổ Nhĩ Kỳ tự đưa mình vào thế khó
Lý giải cho việc máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, nhiều người cho rằng đó là hậu quả của sự bất đồng trong chiến dịch chống IS tại Syria giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta cho rằng Tổng thống Erdogan vốn dĩ đã “rất khó chịu” khi không được tham vấn về ý định của Tổng thống Putin trong cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo hồi tháng 9.
Không những vậy, khi Nga quyết định can thiệp quân sự vào Syria, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nhìn nhận hành động của Nga là nhằm hỗ trợ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al Assad - hoàn toàn trái ngược với lập trường của Thổ Nhĩ Kỳ khi nước này muốn ông Assad phải từ bỏ quyền lực. Sự “ấm ức” của ông Tayyip Erdogan càng dồn nén hơn khi tháng 10 vừa qua, Nga đã kịch liệt phản đối ý định thiết lập một vùng cấm bay và vùng an toàn dọc biên giới Syria mà Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất.
Một số sự kiện khác như Nga từng không kích một số ngôi làng ở Syria có người Turkmen thân Thổ Nhĩ Kỳ sinh sống, hay việc Thổ Nhĩ Kỳ từng bắn hạ 1 máy bay không người lái được cho là do Nga sản xuất ở khu vực gần biên giới Syria cũng được viện dẫn để đi đến kết luận rằng: Vụ việc chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga là kết quả của sự khác biệt về lập trường giữa Nga và NATO trong cuộc chiến tại Syria.
Thế nhưng, ngoài những sự kiện có thể nhìn thấy rõ ràng như vậy, người ta vẫn đặt rất nhiều câu hỏi về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ, rằng liệu có còn thế lực nào “chống lưng” để Thổ Nhĩ Kỳ liều lĩnh như vậy hay không, liệu sự việc có liên quan gì đến nguồn cung dầu lậu với số lượng lớn của IS vẫn di chuyển qua biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ hay không… Tất nhiên, ít ai có thể đưa ra lời giải chính xác cho những câu hỏi “tế nhị” này. 
345
Một chiếc Su-24 của Nga tại căn cứ tại Syria. Ảnh: USA Today
Dù hành động vì bất cứ lý do gì, Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay cũng đang ở trong “thế khó”.
Thứ nhất, Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ 1 chiếc máy bay đang thực thi chiến dịch tấn công IS ngay trong thời điểm tinh thần chống khủng bố của cộng đồng quốc tế đang lên cao sau vụ tấn công tại Paris (Pháp). Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Thổ Nhĩ Kỳ, dù trên thực tế Thổ Nhĩ Kỳ không “đoàn kết với những kẻ khung bố” như cáo buộc của Nga.
Thứ hai, lập luận về “quyền bảo vệ biên giới” của Thổ Nhĩ Kỳ cũng không vững chắc khi máy bay Nga mới xâm phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng … 17 giây - đấy là trong trường hợp thông tin của phía Thổ Nhĩ Kỳ là chính xác.
Thứ ba, dư luận cũng đã kịp khơi lại phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ hồi năm 2012 khi chiếc máy bay F-4 Phantom của nước này bị Syria bắn hạ. Khi đó, ông Erdogan đã rất giận dữ cáo buộc quân đội Syria  quá nóng vội và cho rằng “việc chẳng may vi phạm không phận nước khác trong vòng một thời gian ngắn như vậy không thể là tiền đề để máy bay của một nước bị một nước khác bắn hạ”. 
Đến nay, dù Thổ Nhĩ Kỳ đã “cầu cứu”, nhưng các thành viên NATO vẫn có phản ứng trái ngược nhau về hành động của Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi Mỹ cũng đánh tiếng không can thiệp khi cho rằng đây là việc của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Dù dư luận vẫn dự đoán rằng cả Nga và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để tình hình bị đẩy tới ngưỡng nguy hiểm, nhưng chiều hướng sự việc đang phụ thuộc nhiều hơn vào hành động tiếp theo của Thổ Nhĩ Kỳ. Và người ta chờ đợi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tự cứu mình như thế nào. 
Thúy Ngọc

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.