Ngắm những thành phố tuyết vòng quanh thế giới

(Baonghean.vn) - Nếu tuyết là một hiện tượng thời tiết cực kỳ hiếm hoi tại các vùng nhiệt đới thì ở một số nơi trên thế giới, lượng tuyết phủ hàng năm có khi lên đến vài mét! Rất đẹp, rất thú vị nhưng đôi khi cũng khá phiền toái cho cư dân nơi đây, hãy cùng khám phá đó là những địa điểm nào. 

Buffalo, bang New York, Mỹ

Đường phố Buffalo bao phủ bởi tuyết mùa đông năm 2014. Ảnh: AP.
Đường phố Buffalo bao phủ bởi tuyết mùa đông năm 2014. Ảnh: AP.

Nổi tiếng với những đợt tuyết lớn hàng năm, Buffalo có mặt trong danh sách này với lượng tuyết trung bình hàng năm lên đến hơn 2.4m. Buffalo còn được biết đến như là nơi xảy ra vụ ám sát Tổng thống Mỹ William McKinley vào năm 1901.

Rochester, bang New York, Mỹ

Tuyết rơi ở Rochester. Ảnh: Flickr.
Tuyết rơi ở Rochester. Ảnh: Flickr.

Nằm ở phía Nam hồ Ontario, thành phố 260.000 dân này lọt vào “bảng xếp hạng” với lượng tuyết trung bình mỗi năm dày hơn 2.5m. Một lý do khác để người ta biết đến Rochester là nơi đây vào năm 1847, đã phát hiện ra một trong những tác phẩm chống chế độ nô lệ đầu tiên. Chế độ nô lệ từng là một chủ đề nhạy cảm trong xã hội Mỹ và là lý do châm ngòi cuộc nội chiến Mỹ vào năm 1861. 

Akita, Tohoku, Nhật Bản

Xúc tuyết khỏi mái nhà để đảm bảo an toàn cho khách du lich. Ảnh: Internet.
Xúc tuyết khỏi mái nhà để đảm bảo an toàn cho khách du lich. Ảnh: Internet.

Thành phố Akita với 320.000 dân, nằm ở phía Đông biển Nhật Bản có lượng tuyết trung bình hàng năm lên đến hơn 2.7m. Địa danh này còn được biết đến bởi sự hiện diện của toà lâu đài Akita nổi tiếng được xây dựng vào năm 733 sau CN. 

Saguenay, bang Quebec, Canada

Một con đường phủ đầy tuyết ở Saguenay. Ảnh: Flickr.
Một con đường phủ đầy tuyết ở Saguenay. Ảnh: Flickr.

Mới được thành lập vào năm 2002 sau khi sát nhập một số thành phố, Saguenay có lượng dân cư khá khiêm tốn là 145.000 nghìn dân. Tuy nhiên lượng tuyết bao phủ nơi đây thì không hề nhỏ chút nào: hơn 2.7m trung bình mỗi năm.

Quebec, bang Quebec, Canada

Sáng mùa đông ở Quebec. Ảnh: Internet.
Sáng mùa đông ở Quebec. Ảnh: Internet.

Là thành phố lớn thứ 2 của tiểu bang, Quebec có hơn 491.000 dân và là một trong số những thành phố lâu đời nhất của Bắc Mỹ, Quebec cũng có nhiều bảo tàng và công trình cho thấy bề dày lịch sử kế thừa từ châu Âu, đem lại một nét pha trộn văn hoá hết sức thú vị. Lượng tuyết trung bình hàng năm ở đây lên đến gần 3.2m.

St. John’s, Newfoundland, Canada

Thành phố tuyết bên bờ biển - St. John’s. Ảnh: Flickr.
Thành phố tuyết bên bờ biển - St. John’s. Ảnh: Flickr.

Hòn đảo Newfoundland khi xưa từng là một trong những vùng thuộc địa của Anh, nơi đây có thành phố St. John’s - một trong những thành phố cổ nhất và có ý nghĩa lịch sử quan trọng nhất của Bắc Mỹ. Mỗi năm, 100.000 dân cư nơi đây chờ đón hơn 3.3m tuyết. 

Toyama, Hokuriku, Nhật Bản

Đường ôtô cắt ngang qua các khối tuyết tạo thành hẻm núi tuyết ở Toyama, Nhật Bản. Ảnh: Internet.
Đường ôtô cắt ngang qua các khối tuyết tạo thành hẻm núi tuyết ở Toyama, Nhật Bản. Ảnh: Internet.

Toyama nằm trên hòn đảo trung tâm Honshu - hòn đảo lớn nhất tập trung phần lớn lãnh thổ Nhật Bản. Toyama là thủ phủ của vùng và là nơi cư trú của 417.000 dân. Nằm ở bờ Bắc biển Nhật Bản, mỗi năm lượng tuyết rơi xuống Toyama lên đến hơn 3.6m. Đến Toyama, du khách có thể chiêm ngưỡng một cảnh tượng thú vị: hẻm núi nhân tạo dưới chân các bức tường tuyết ở hai bên đường cao tốc. 

Sapporo, Hokkaido, Nhật Bản

Điêu khắc tuyết tại lễ hội tuyết Sapporo. Ảnh: Internet.
Điêu khắc tuyết tại lễ hội tuyết Sapporo. Ảnh: Internet.

Là thành phố lớn thứ 4 Nhật Bản, dân số Sappora vào khoảng hơn 1.9 triệu người. Thành phố này cũng nổi tiếng với lễ hội tuyết thường niên, nơi diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như điêu khắc tuyết, thưởng thức ẩm thực, trò chơi với tuyết. Vào năm 1972, Sapporo được vinh dự đăng cai Thế vận hội mùa đông lần thứ XI. Lượng tuyết trung bình hàng năm tại Sapporo vào khoảng hơn 4.8m.

Aomori, Tohoku, Nhật Bản

"Giày" đi tuyết được sử dụng ở Aomori. Ảnh: Internet.
"Giày" đi tuyết được sử dụng ở Aomori. Ảnh: Internet.

Thành phố Aomori nằm giữa vịnh Aomori, vịnh Mutsu và dãy Hakkoda, được xem là thành phố có lượng tuyết rơi trung bình hàng năm lớn nhất thế giới: hơn 7.9m. Lượng tuyết lớn đáng chú ý này được cho là kết quả cộng hưởng của vị trí địa lý gần biển và chênh lệch độ cao của các dãy núi, thêm vào đó là vị trí liền kề với khối không khí lạnh từ Đông Bắc châu Á. 

Thục Anh

(Theo Accuweather.com)

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.