Iraq khủng hoảng chính trị nghiêm trọng

Quốc hội Iraq vừa quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội cùng hai Phó chủ tịch, đẩy chính trường chìm sâu vào khủng hoảng chính trị sau chiến tranh.

Trong một diễn biến khá bất ngờ, Quốc hội Iraq đã biểu quyết thông qua quyết định bãi nhiệm Chủ tịch Quốc hội Salim Al Juburi cùng hai Phó chủ tịch, đẩy chính trường nước này một lần nữa chìm sâu vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng thời kỳ hậu chiến tranh.

Phiên biểu quyết tại Quốc hội Iraq được tiến hành ngày 14/4 mà không có sự tham dự của Chủ tịch Quốc hội Salim Al Juburi cũng như hai Phó Chủ tịch.

Phiên họp được triệu tập với mục đích ban đầu là để thông qua danh sách Chính phủ mới của Thủ tướng Haider An Abadi. Tuy nhiên, trước khi phiên họp diễn ra, các nghị sỹ đang tham gia cuộc biểu tình cự tuyệt phản đối Chính phủ bên trong tòa nhà Quốc hội từ hai ngày trước đó, đã kêu gọi các nghị sĩ có mặt biểu quyết bãi nhiệm ban lãnh đạo Quốc hội gồm Chủ tịch Salim Al Juburi và hai Phó chủ tịch, đồng thời ủy quyền cho Nghị sỹ Adnan Al Junabi, thành viên cao tuổi nhất tại Quốc hội tạm thời giữ chức Chủ tịch.

Quốc hội Iraq (Ảnh: AFP)
Quốc hội Iraq (Ảnh: AFP)

Ngay lập tức, Chủ tịch Quốc hội Iraq Salim Al Juburi và những người ủng hộ ông đã lên tiếng bác bỏ quyết định bãi nhiệm và nhấn mạnh rằng phiên họp ngày hôm qua là vi hiến. Ông Salim Al Juburi khẳng định sẽ tiếp tục lãnh đạo Quốc hội và kêu gọi các nghị sỹ tiến hành phiên họp tiếp theo vào ngày 16/4, để biểu quyết thông qua danh sách Chính phủ mới.

Giới phân tích lo ngại rằng cuộc đối đầu trong Quốc hội Iraq vừa bùng phát có nguy cơ đẩy cuộc khủng hoảng trên chính trường nước này leo thang và diễn biến phức tạp hơn trong thời gian tới, đe dọa phá sản cuộc chiến chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) cũng như các nỗ lực phục hồi nền kinh tế đang kiệt quệ của quốc gia vùng Vịnh này./.

Theo VOV

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.