Đại diện Việt Nam lọt vào vòng 3 tranh cử Tổng giám đốc UNESCO

Bằng những câu trả lời tự tin và thuyết phục trong buổi phỏng vấn trực tiếp, ông Phạm Sanh Châu đã tiến thêm một bước nữa trong cuộc thi giành vị trí tổng giám đốc UNESCO.

Sau cuộc phỏng vấn kéo dài 90 phút chiều 27/4 tại Paris (Pháp), Đại sứ Phạm Sanh Châu thông báo ông đã xuất sắc lọt vào vòng 3 cho cuộc thi giành chức danh tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc (UNESCO).

Tại buổi phỏng vấn được truyền hình trực tiếp trên trang web của UNESCO, ông Phạm Sanh Châu, đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO, đã nêu ra 3 tầm nhìn chiến lược trong đề cương phát triển UNESCO của ông.

Theo ông Châu, đó là thúc đẩy hòa bình, nhu cầu phải cải cách, và đặc biệt là UNESCO cần phải thay đổi cách tiếp cận, cách truyền thông. “UNESCO cần phải PR cho chính mình”, ông nói.

Sau 10 phút thuyết trình, Đại sứ Phạm Sanh Châu nhận được nhiều câu hỏi từ đại diện của các nước. Trước câu hỏi của đại diện Đức rằng nếu được bầu làm tổng giám đốc, ông sẽ đảm đương trách nhiệm đó như thế nào, Đại sứ Phạm Sanh Châu chia sẻ ông sẽ nỗ lực trở thành người bạn tin cậy, lắng nghe, quan tâm và kết nối của tất cả các thành viên.

Đại sứ Phạm Sanh Châu trong buổi phỏng vấn tranh cử chức tổng giám đốc UNESCO chiều 27/4. Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao .
Đại sứ Phạm Sanh Châu trong buổi phỏng vấn tranh cử chức tổng giám đốc UNESCO chiều 27/4. Ảnh: Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO, Bộ Ngoại giao .

Cũng trong cuộc phỏng vấn, đại diện từ Việt Nam khẳng định nếu như trúng cử, ưu tiên số 1 của ông là sẽ bảo đảm UNESCO là một tổ chức trong sạch, không có tình trạng tham nhũng và bê bối.

"Nếu trở thành tổng giám đốc mới, với sự hỗ trợ của mọi người, tôi sẽ đưa UNESCO trở thành một tổ chức mạnh mẽ hơn, một ngôi nhà chung đoàn kết hơn, xứng đáng hơn và hạnh phúc hơn", ông nói.

Kết thúc phần phỏng vấn, đại sứ Phạm Sanh Châu có những lời chia sẻ chân thành: "Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước trải qua hàng thập kỷ chiến tranh nhưng đã vượt lên với lòng vị tha và khoan dung. Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước đã chuyển mình phát triển kinh tế xã hội và sẵn sàng chia sẻ bài học thành công, một đất nước luôn muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới".

Đại sứ Phạm Sanh Châu tại buổi phỏng vấn cho vị trí tổng giám đốc UNESCO ngày 27/4. Ảnh: Facebook/SanhChau Pham.
Đại sứ Phạm Sanh Châu tại buổi phỏng vấn cho vị trí tổng giám đốc UNESCO ngày 27/4. Ảnh: Facebook/SanhChau Pham.

Sau cuộc phỏng vấn, Đại sứ Sanh Châu chia sẻ trên Facebook rằng "Đỉnh của đỉnh" là lời khen mà ông nhận được từ những người bạn cho phần thể hiện xuất sắc của mình.

Tranh cử vị trí tổng giám đốc UNESCO lần này có 9 ứng cử viên trên toàn thế giới. Quá trình phỏng vấn lần lượt từng ứng viên diễn ra trong hai ngày 26-27/4, trong đó ông Phạm Sanh Châu là người thứ 6 bước vào cuộc thi.

Cuộc bỏ phiếu kín bầu tân tổng giám đốc UNESCO sẽ được tiến hành đợt 1 (gồm 5 vòng) vào tháng 10/2017 tại Hội đồng Chấp hành UNESCO và đợt 2 vào tháng 11/2017, tại Đại hội đồng UNESCO. Nhiệm kỳ của tổng Giám đốc UNESCO kéo dài 4 năm.

12h trưa nay 28/4, các ứng viên sẽ bước vào vòng thi phụ trình bày cương lĩnh tranh cử bằng tiếng Pháp trước 70 nước thành viên nhóm Pháp ngữ.

Đại sứ Phạm Sanh Châu là nhà ngoại giao Việt Nam đầu tiên ra ứng cử làm người đứng đầu một cơ quan quan trọng thuộc Liên Hợp Quốc.

Ông Phạm Sanh Châu, 55 tuổi, từng là Đại sứ Việt Nam tại Bỉ và Liên minh châu Âu (EU) giai đoạn 2011 - 2014. Trước đó, ông là người đã nhiều năm gắn bó với các hoạt động giáo dục, văn hoá, di sản và UNESCO.

Năm 1999, trên cương vị Đại sứ cạnh UNESCO, ông từng tham gia vận động để UNESCO công nhận và trao danh hiệu “Thành phố vì hoà bình” cho thủ đô Hà Nội. Ông cũng là người tham gia vận động Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. 

Đại sứ Phạm Sanh Châu thành thạo tiếng Anh và tiếng Pháp và từng là phiên dịch cho nhiều lãnh đạo cấp cao của Việt Nam trong giai đoạn 1986-1996.

Theo Zing

tin mới

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".