Phóng viên nước ngoài méo mặt vì chi phí tác nghiệp ở Triều Tiên

Phóng viên nước ngoài tác nghiệp ở Triều Tiên phải trả nhiều khoản chi phí cao bằng ngoại tệ.

phong-vien-nuoc-ngoai-meo-mat-vi-chi-phi-tac-nghiep-o-trieu-tien

Phóng viên nước ngoài chụp ảnh nhân viên trạm tàu điện ngầm Triều Tiên. Ảnh: Reuters

Tuần trước, 121 phóng viên nước ngoài đến Triều Tiên để dự các sự kiện kỷ niệm 105 năm ngày sinh của cố lãnh đạo Kim Nhật Thành, theo lời mời của Bình Nhưỡng. Triều Tiên xem đây là cơ hội tốt để tuyên truyền và phô diễn sức mạnh quân sự.

Chuyến thăm của các phóng viên nước ngoài cũng giúp Triều Tiên kiếm được một khoản ngoại tệ kha khá.

Chỉ chấp nhận ngoại tệ mạnh

Chi phí tác nghiệp 7 ngày của phóng viên nước ngoài tại Triều Tiên là khoảng 2.500 USD/người. Khoản chi phí này tương đương tiền lương 5 năm của một người Triều Tiên, theo Reuters.

Mọi khoản phí đều được quy theo tỷ giá chính thức 100 won Triều Tiên ăn 1 USD mặc dù tỷ giá trên chợ đen chênh lệch rất nhiều - khoảng 8.400 won Triều Tiên ăn 1 USD. Tất cả giao dịch đều phải được thanh toán bằng tiền mặt, cụ thể là ngoại tệ mạnh.

Đối mặt với các lệnh trừng phạt quốc tế ngày càng siết chặt, đe dọa đến việc xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực như than đá nên Triều Tiên sẵn sàng bổ sung vào ngân khố bất cứ loại ngoại tệ mạnh nào.

Những giám sát viên của chính phủ Triều Tiên bám sát các phóng viên ở hầu hết mọi nơi. Trong mọi trường hợp, người nước ngoài không được phép sử dụng đồng nội tệ tại nước này.

Hầu hết người Triều Tiên mà phóng viên Sue-Lin Wong của hãng tin Reuters hỏi chuyện đều phủ nhận có giao dịch đồng USD trên chợ đen. Song có một người đàn ông Triều Tiên nói nhỏ với Wong rằng tỷ giá không chính thức giữa đồng won Triều Tiên và USD là 8.300 - 8.400 won ăn 1 USD "tùy thuộc vào việc chúng tôi có vừa thử hạt nhân hay không".

Dựa vào tính toán sơ bộ về mức chi tiêu của mình khi tác nghiệp ở Bình Nhưỡng, Sue-Lin Wong cho rằng Triều Tiên có thể đã nhận được hơn 300.000 USD từ các khoản chi phí của đoàn phóng viên nước ngoài 121 người cho vé máy bay, khách sạn, thị thực, chi tiêu hàng ngày. Tuy nhiên, không rõ Triều Tiên thu về được bao nhiêu lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí hoạt động.

Giá cả đắt đỏ

Phóng viên nước ngoài muốn đến Bình Nhưỡng đầu tiên phải trả phí làm thị thực ở đại sứ quán Triều Tiên tại Bắc Kinh. Wong mang quốc tịch Australia và bị tính phí thị thực 137 USD, trong khi đó, một phóng viên người Mỹ phải trả 175 USD.

Tiếp đó, các phóng viên nước ngoài phải mua vé khứ hồi tuyến Bắc Kinh - Bình Nhưỡng của hãng hàng không quốc gia Triều Tiên Air Koryo với giá 522 USD - khá cao cho hành trình bay 800 km. Trong khi đó, vé máy bay khứ hồi hạng phổ thông tuyến Bắc Kinh - Seoul với chặng bay hơn 950 km chỉ tốn 290 USD.

Một vòng quanh sân bay Triều Tiên

Giá sim điện thoại di động ở Triều Tiên rất đắt và có những mạng viễn thông khác nhau, phục vụ riêng rẽ người nước ngoài và người dân địa phương. Chẳng hạn, phóng viên nước ngoài có thể gọi điện cho đồng nghiệp nước ngoài khác, truy cập ứng dụng và website nước ngoài nhưng người dân địa phương thì không.

Wong đã bỏ ra 350 USD để mua một cái card sử dụng Internet với hạn mức 400 MB dữ liệu từ một công ty liên doanh của chính phủ Triều Tiên. Dung lượng dữ liệu này chỉ đủ để xem một tập phim truyền hình dài một tiếng với độ nét cao. Một cái card tương tự ở Bắc Kinh có giá chỉ khoảng 10 USD.

Là phóng viên viết bài, Wong vẫn còn một ít dung lượng trong card sau khi kết thúc chuyến tác nghiệp ở Triều Tiên nhưng phóng viên ảnh đi cùng với cô đã phải nạp thêm trong quá trình làm việc.

Chi phí lưu trú 7 đêm ở khách sạn tại Bình Nhưỡng là 784 USD, một mức giá hợp lý cho việc nghỉ ngơi tại một khách sạn hạng sang ở nhiều thủ đô ở châu Á. Tuy nhiên, mức này không tương xứng ở một đất nước mà thu nhập trung bình hàng tháng của người dân chỉ khoảng 30 - 40 USD, theo các chuyên gia.

Chính phủ Triều Tiên không công bố số liệu chính thức về mức thu nhập của người dân nên có nhiều con số ước tính khác nhau.

Wong cho biết phóng viên nước ngoài còn bị tính tiền cả chi phí hộ tống của các giám sát viên. Mức phí là 296 USD/người bao gồm các khoản như: phí đăng kí, phí thăm viếng, phí vận chuyển, phí phòng báo chí. Khi Wong thanh toán tiền, cô được yêu cầu trả thêm 114 nhân dân tệ (16,7 USD) vì tỷ giá thay đổi.

Nhiều chi phí khác ở Bình Nhưỡng tương đương mức mà các phóng viên nước ngoài phải trả khi làm việc ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, có nhiều chi phí cao bất thường, chẳng hạn chi phí đồ ăn và một vài chai bia cho cả tuần lưu trú ở Bình Nhưỡng là khoảng 300 USD. Một tách cà phê pha sẵn tại trung tâm báo chí có giá đến 4,5 USD hay một chuyến taxi ngắn trong thành phố có giá 6 USD. Mức giá cho một lần cắt tóc là 11 USD. Người thợ cắt tóc nói với Wong: "Giá với người nước ngoài và người dân địa phương khác nhau".

Sau khi thanh toán xong các khoản phí ở khách sạn và ra sân bay để rời Bình Nhưỡng, một giám sát viên chạy vội đến chỗ Wong và nói: "Cô Sue-Lin Wong, mép nhựa thẻ khóa phòng khách sạn của cô bị bong ra. Cô phải đền 3 USD".

Triều Tiên trong mắt phóng viên Mỹ 11 lần đến thăm

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.