Giải mã tên lửa Hwasong-12 bí ẩn của Triều Tiên

Đến nay, người ngoài mới chỉ biết tên lửa được Triều Tiên bắn thử hôm 14/5 là Hwasong-12. Các vấn đề kỹ thuật của vũ khí này vẫn là điều bí ẩn.

Trang 38 North chuyên về tình hình Triều Tiên đặt ra câu hỏi: Liệu động cơ của Hwasong-12 có được sử dụng để thúc đẩy phát triển một tên lửa đạn đạo mới?

Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, tên lửa Hwasong-12

Ảnh: Rodong Sinmun

Theo 38 North, một đặc điểm nổi bật của Hwasong-12 là động cơ: Một vòi với bốn vécnê. Đây không phải là động cơ R-27 của Liên Xô như được sử dụng ở tên lửa Musudan, cũng không phải hệ thống kép R-27 mà họ đã phát triển cho tên lửa KN-08 thử nghiệm năm 2016.

Những hình ảnh mà Triều Tiên công bố cho thấy, động cơ của Hwasong-12 trông rất giống một loại động cơ mới mà Triều Tiên thử hồi tháng 3. Đó có thể là loại động cơ phương tiện phóng không gian. Tuy nhiên, có thể một biến thể của nó đã được dùng cho tên lửa mới.

Theo đánh giá của 38 North, động cơ sử dụng cho Hwasong-12 vẫn chưa đủ mạnh cho một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Nhưng Triều Tiên sẽ không mất nhiều thời gian để phát triển cho mục đích này.

Sự kết hợp lực đẩy cũng là một nhân tố khá bí ẩn, vì người Triều Tiên đã chỉnh sửa màu sắc ở một số bức ảnh để tạo tính thẩm mỹ. Nhưng chắc chắn đây là một động cơ đẩy nhiên liệu lỏng. 
 

Triều Tiên, tên lửa Triều Tiên, vũ khí Triều Tiên, tên lửa Hwasong-12

Ảnh: Rodong Sinmun

Một câu hỏi nữa được đặt ra, đây là tên lửa một giai đoạn hay hai giai đoạn? Không có dấu hiệu nào cho thấy có một khớp nối tách giai đoạn trên Hwasong-12, nên nhiều chuyên gia nhận định đó là tên lửa một giai đoạn.

Mặc dù vậy, cũng khó mà khẳng định chắc chắn vì các thiết kế tân tiến hơn thường có khớp nối ẩn bên trong.

Trong trường hợp Hwasong-12 là tên lửa một giai đoạn thì năng lực của nó, với tầm bắn 4.500km, sẽ là "chưa từng có tiền lệ" ở loại này. Trong lịch sử, tên lửa một giai đoạn duy nhất có thể sánh với Hwasong-12 là R-14 của Liên Xô, nhưng lại nặng tới 80 tấn, trong khi Hwasong-12 chỉ khoảng 20 tấn.

Thêm một câu hỏi nữa: Vụ thử Hwasong-12 có chứng tỏ sự tiến bộ của Triều Tiên trong tham vọng chế tạo ICBM?

Phát triển được một động cơ mới, một thiết kế cấu trúc mới và có thể là máy tách giai đoạn mới là việc không hề đơn giản. Rất có thể Triều Tiên sẽ sử dụng các công nghệ này vào chương trình phát triển ICBM với mục đích có thể chế một tên lửa bắn tận tới Mỹ.

Nhưng dù thành công của Hwasong-12 có thể tăng tốc tham vọng của Triều Tiên thì nước này cũng vẫn khó có khả năng triển khai được một ICBM hoạt động trước năm 2020./.

Theo Vietnamnet

tin mới

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.