Tàu chiến Mỹ áp sát đảo ở Hoàng Sa

Lầu Năm Góc triển khai một tàu chiến tới gần đảo Tri Tôn, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.  

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Stethem đóng quân tại Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Stethem đóng quân tại Nhật Bản. Ảnh: Wikipedia.

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Stethem hôm nay đi vào vùng 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn, Fox News dẫn lời hai quan chức quốc phòng Mỹ cho biết. Nó đã bị một tàu chiến Trung Quốc theo đuôi. 

Khi được hỏi, Matt Knight, phát ngôn viên Hạm đội Thái Bình Dương không xác nhận về chiến dịch nhưng tuyên bố: "Chúng tôi thực hiện các chiến dịch tự do hàng hải định kỳ và thường xuyên, như đã làm trong quá khứ và sẽ tiếp tục làm vậy trong tương lai". 

Lần gần nhất Mỹ đưa tàu chiến áp sát đảo Tri Tôn là tháng 10 năm ngoái. Chính quyền cựu tổng thống Mỹ Barack Obama cũng từng có các chiến dịch tương tự. Đảo Tri Tôn là một cồn cát ở quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ năm 1974. 

Hồi cuối tháng 5, Mỹ cũng cử một tàu chiến áp sát đá Vành Khăn, nơi Trung Quốc xây trái phép thành đảo nhân tạo, ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tàu khu trục Dewey đã thực hiện bài diễn tập "cứu người rơi khỏi tàu" khi tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đá Vành Khăn. Đây là chuyến tuần tra ủng hộ tự do hàng hải đầu tiên của Mỹ kể từ khi ông Trump lên nắm quyền hồi tháng một.

Sau chuyến tuần tra này, Bộ Ngoại giao Việt Nam hồi tháng 5 nhấn mạnh, Việt Nam có đầy đủ cơ sở lịch sử và pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, phù hợp với quy định của luật pháp quốc tế. Lập trường nhất quán của Việt Nam là tất cả các quốc gia được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không, phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển.

Theo VNE

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.