Hé lộ về 'nọc độc của quỷ' giúp Triều Tiên phóng tên lửa

Triều Tiên vận hành tên lửa bằng nhiên liệu nguy hiểm mà Mỹ nghi ngờ do Trung Quốc hoặc Nga cung cấp. 

nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-giup-trieu-tien-phong-ten-lua

Người dân Triều Tiên xem bản tin về vụ phóng tên lửa ngày 15/9 ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.

Các vệ tinh tình báo Mỹ cho thấy vụ phóng tên lửa qua Nhật Bản của Triều Tiên ngày 15/9 đã sử dụng nhiên liệu dimethyl hydrazine bất đối xứng (UDMH), hợp chất sử dụng trong các chất nổ có sức công phá lớn, theo NYTimes.

UDMH hiện được sản xuất chủ yếu bởi Trung Quốc, một vài quốc gia châu Âu và Nga, nước gọi nó là "nọc độc của quỷ" vì tính chất nguy hiểm của nó.

UDMH từng gây ra thảm họa tồi tệ nhất trong thời đại không gian vào năm 1960, khi nhiều công nhân Liên Xô và người dự khán chết trong cuộc thử nghiệm một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Moscow.

Nga gần đây khôi phục lại việc sản xuất nhiên liệu này, sau khi các nguồn cung cấp từ phương Tây bị cắt đứt sau khủng hoảng Ukraine.

Mỹ không còn sản xuất nhiên liệu này vì NASA đã cảnh báo về nguy cơ độc hại và gây nổ vào năm 1966. Hạm đội hạt nhân Mỹ chuyển sang sử dụng nhiên liệu rắn ổn định hơn, điều mà Triều Tiên đang cố gắng học theo. Nhưng giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể mất cả một thập kỷ mới có thể làm chủ công nghệ đó để phóng tên lửa liên lục địa.

nhien-lieu-noc-doc-cua-quy-giup-trieu-tien-phong-ten-lua-1

Sự cố trong thử tên lửa của Liên Xô năm 1960 khiến nhiều người thiệt mạng. Ảnh: aerospaceweb. 

Nghi ngờ về xuất xứ

Các quan chức liên bang, nghị sĩ và các nhà khoa học Mỹ cho rằng Bình Nhưỡng có thể đã nhận được nhiên liệu, công thức bí mật và thiết bị sản xuất từ ​​Trung Quốc, đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Bắc Kinh sử dụng UDMH để phóng vệ tinh và đầu đạn hạt nhân. Nước này từ lâu đã xuất khẩu UDMH ra toàn cầu.

Trung Quốc luôn phản đối chương trình tên lửa của Triều Tiên và UDMH được đưa vào danh mục các nhiên liệu tên lửa bị kiểm soát xuất khẩu mà Bắc Kinh đặt ra trong 15 năm qua. Tuy nhiên, một báo cáo bí mật từ năm 2008 bị WikiLeaks tiết lộ cho thấy bằng chứng về việc thực thi lệnh kiểm soát chưa chặt chẽ.

Chính phủ Mỹ đang cố gắng xác định liệu Trung Quốc hay Nga có cung cấp UDMH cho Triều Tiên hay không và liệu họ có thể ngăn chặn Triều Tiên tiếp cận nhiên liệu này hay không. "Nếu Triều Tiên không có UDMH, họ không thể đe doạ Mỹ. Tình báo Mỹ phải trả lời được câu hỏi họ nhận nhiên liệu đó từ đâu, có thể là Trung Quốc. Liệu Triều Tiên có kho dự trữ không và quy mô của nó lớn đến mức nào", thượng nghị sĩ Edward J. Markey nói.

Nhưng có thể việc đó đã quá trễ. Các quan chức tình báo tin rằng chương trình vũ khí của Triều Tiên đã phát triển đến mức không còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp bên ngoài nữa.

"Dựa vào khả năng khoa học và công nghệ mà Triều Tiên đã thể hiện, cùng với ưu tiên mà Bình Nhưỡng dành cho chương trình tên lửa, Triều Tiên có khả năng sản xuất được UDMH trong nước", Timothy Barrett, người phát ngôn của giám đốc tình báo quốc gia Mỹ, nói.

Tuy nhiên, một số chuyên gia hoài nghi về điều này, vì việc sản xuất và sử dụng nhiên liệu có tính độc hại cao này rất khó khăn. Những nước tiên tiến về mặt kỹ thuật hơn Triều Tiên từng gặp các vụ nổ tên lửa và nhà máy lớn liên quan đến nó.

Eckhart W. Schmidt, người từng viết sách về UDMH và đến thăm các nhà máy nhiên liệu trên toàn cầu, nhận định Triều Tiên có thể học được cách tự sản xuất "nếu nguồn cung từ Trung Quốc hoặc Nga bị cắt".

Van Diepen, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng Triều Tiên có thể đã đạt được một số thành tựu trong việc sản xuất nhiên liệu, dù nó thi thoảng dẫn đến thảm kịch. "Tôi đoán rằng Triều Tiên không ngại chịu tai nạn", Van Diepen nói.

Theo VNE

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.