Mỹ lo ngại khi 'hai thùng thuốc súng' Triều Tiên và Syria xích lại gần nhau

(Baonghean.vn)- Mối quan hệ gần gũi giữa hai “thùng thuốc súng” chính trị phức tạp nhất thế giới - Triều Tiên và Syria - đang làm dấy lên những lo ngại về sự hợp tác sâu sắc hơn về công nghệ tên lửa và vũ khí hóa học giữa hai nước này.

Hồi tuần trước, truyền thông nhà nước Syria đưa tin Bộ trưởng lao động và các vấn đề xã hội của Syria Rima al-Qadiri đã gặp Đại sứ Triều Tiên Jang Myong Ho  để thảo luận về việc tăng cường quan hệ song phương.

Trong cuộc gặp, ông Jang cho biết Bình Nhưỡng mong muốn hỗ trợ chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad trong các nỗ lực tái thiết.

 Một buổi lễ đặt tên cho một công viên ở Damascus với tên gọi của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành. Ảnh: AP
Một buổi lễ đặt tên cho một công viên ở Damascus với tên gọi của cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành. Ảnh: AP

Tuy nhiên, việc Triều Tiên tăng cường sự can dự tại một quốc gia hứng chịu cuộc chiến đẫm máu như Syria không phải là một điều tốt cho chính phủ Mỹ, vốn đã lo ngại về liên minh quân sự hiện nay.

Chuyên gia Jay Solomon thuộc Viện nghiên cứu The Washington (Mỹ) nhận định chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang ngày càng lo ngại rằng “(nhà lãnh đạo Triều Tiên) Kim Jong-un không chỉ hưởng lợi từ cuộc chiến kéo dài hơn 6 năm qua tại Syria, mà còn học hỏi được từ đó”.

Hoạt động xuất khẩu thiết bị quân sự của Triều Tiên tới quốc gia Arab này, bao gồm chất nổ đẩy cho các tên lửa đạn đạo Scud của Syria, bộ quần áo và mặt nạ phòng độc, được cho đã diễn ra suốt nhiều năm qua. Và với doanh thu hiện nay bị ảnh hưởng đáng kể từ các lệnh trừng phạt mới đây, Bình Nhưỡng được cho sẽ tiếp tục hoạt động xuất khẩu này.

Theo một báo cáo do Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ công bố năm 2016, Syria tiếp tục dựa vào sự hỗ trợ của Triều Tiên và Iran để triển khai các chương trình tên lửa của mình. Còn tồn tại cáo buộc cho rằng các cố vấn quân sự của Triều Tiên đang có mặt tại Syria, tuy nhiên cả hai bên đều bác bỏ cáo buộc này.

Ngoài ra, nhà nước châu Á bí mật này còn được cho đã hỗ trợ Syria phát triển một cơ sở hạt nhân, vốn bị phá hủy trong một cuộc không kích của Israel năm 2007.      

Mỹ lo ngại Triều Tiên và Syria xích lại gần nhau. Ảnh: AP
Mỹ lo ngại Triều Tiên và Syria xích lại gần nhau. Ảnh: AP

Ít nhất hai chuyến hàng của Triều Tiên giúp sức cho chương trình vũ khí hóa học của Syria đã bị chặn trong năm nay. Chuyên gia Rod Barton, cựu giám đốc công nghệ chiến lược tại Tổ chức Tình báo Quốc phòng của Australia cho hay: “Không ai biết là các chuyến hàng trước đây từ Triều Tiên đã chuyên chở hóa chất hay thiết bị sản xuất vũ khí hóa học”.

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Triều Tiên được cho sở hữu một kho vũ khí hóa học khổng lồ, trong đó có chất độc thần kinh gây chết người VX được sử dụng để ám sát người anh cùng cha khác mẹ của ông hồi tháng 2 vừa qua.

Chuyên gia Barton nhận xét: “Xét tới liên minh tồi tệ giữa Syria với Triều Tiên, có lẽ Bình Nhưỡng đã giúp bổ sung thêm vào năng lực vũ khí hóa học của Syria”.

Còn chuyên gia Solomon cho rằng nhà độc tài Triều Tiên có thể “thu lượm các bài học” từ các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học của Tổng thống Assad. Ông Solomon nhận định: “Nhà Trắng sẽ cần huy động mọi đồng minh Trung Đông và châu Á của mình để đề phòng mọi hành động làm giàu vũ khí hạt nhân, thậm chí còn tồi tệ hơn lò phản ứng hạt nhân của Triều Tiên được xây dựng tại miền Đông Syria”./.

Lan Hạ

(Theo CNBC)

 

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.