Syria: Cục diện chiến trường Aleppo dần ngã ngũ

(Baonghean) - Sau gần 3 tuần phát động chiến dịch tổng lực nhằm giành lại thành phố Aleppo, quân đội Syria thông báo đã chiếm được 2/3 diện tích khu vực bị lực lượng phiến quân chiếm đóng ở phía Đông thành phố.

Nhiều thông tin gửi về từ chiến trường cho thấy nội bộ lực lượng đối lập đã hết sức rối ren và nhiều khả năng sẽ không còn cầm cự được lâu. Một khi cục diện trận chiến Aleppo ngã ngũ, cơ hội để giải quyết cuộc xung đột kéo dài hơn 5 năm tại Syria sẽ được mở ra. 

Quân đối lập rối loạn

Kênh truyền hình al-Mayadeen ngày 6/12 đưa tin, phiến quân Syria đã tháo chạy khỏi khu vực Thành cổ của thành phố Aleppo - một động thái cho thấy tình trạng rối loạn của phiến quân ở khu vực phía Đông thành phố này. T

rước đó, quân đội Syria cũng đã chiếm được khu vực al-Sha'ar - nơi đặt kho vũ khí lớn nhất của nhóm Mặt trận Al-Nusra và cũng là “xương sống” của lực lượng này ở phía Đông Aleppo.

Lực lượng đối lập cũng đã từ bỏ nỗ lực bám trụ tại tuyến đường cao tốc chính dẫn đến Sân bay quốc tế Aleppo, cách trung tâm thành phố khoảng 10km.

Việc quân đội Syria giành được tuyến đường này được đánh giá sẽ thúc đẩy hoạt động quân sự ở khu vực sân bay cũng như hỗ trợ chiến dịch hiện nay của chính phủ Syria ở khu vực phía Đông thành phố.

Một số nguồn tin còn cho biết, sau những tổn thất lớn tại hàng loạt cứ điểm quan trọng, lực lượng đối lập đã nhận thức rõ nguy cơ bị đánh bật khỏi Aleppo.

Khó khăn trên chiến trường đang đẩy lực lượng đối lập vào tình trạng chia rẽ nội bộ khi bên cạnh những nhóm cố gắng cố thủ tại những cứ điểm còn nắm quyền kiểm soát, thì một số nhóm khác lại tìm cách bí mật thương lượng với chính phủ Syria về điều kiện đầu hàng. 

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết sẽ thảo luận với Ngoại trưởng Nga vào cuối tuần này về tình hình Aleppo. Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết sẽ thảo luận với Ngoại trưởng Nga vào cuối tuần này về tình hình Aleppo. Ảnh: Reuters

Như vậy, kể từ khi phát động chiến dịch tổng tấn công Aleppo cách đây 3 tuần, quân đội Syria với sự hiệp đồng tác chiến của Nga đang tiến gần hơn bao giờ hết đến chiến thắng quan trọng nhất của họ trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm qua. Các chuyên gia phân tích cho rằng, Nga và chính phủ Syria đã chọn quá đúng thời điểm để tung ra “đòn quyết định” này.

Đó là khi Mỹ “vướng” vào cuộc bầu cử tổng thống khiến nước này bị sao nhãng khỏi điểm nóng Syria. Hơn nữa, với việc tỷ phú Donald Trump đắc cử, cơ hội để phe đối lập nhận được trợ giúp từ Mỹ ngày càng thu hẹp.

Ông Trump đã nhiều lần thể hiện mong muốn hợp tác với Nga trong giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria, thừa nhận vai trò không thể thiếu của Nga tại chiến trường quan trọng này.

Thiếu sự quan tâm của Mỹ, lực lượng đối lập còn khó có thể chờ đợi sự trợ giúp từ phía các nước châu Âu - nơi đang hứng chịu quá nhiều xáo trộn bởi câu chuyện Brexit hay thay đổi lãnh đạo ở hàng loạt quốc gia. 

Nga nắm thế chủ động

Thắng lợi của Nga và quân đội Syria đã đưa Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến Rome, Italy hôm 2/12 để trao cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov một đề nghị mới, đó là mở một số hành lang an toàn cho tất cả lực lượng đối lập rút lui theo một lịch trình thỏa thuận trước.

Đây là một sự thay đổi lớn về quan điểm của Mỹ, bởi trước đó Mỹ luôn tìm cách bảo vệ cho các lực lượng đối lập, trong đó có mặt trận al-Nursra. Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ và Ngoại trưởng Nga sẽ tiếp tục gặp nhau tại Geneva, Thụy Sĩ vào cuối tuần này để bàn thảo chi tiết về kế hoạch mà Mỹ đề xuất. Dù vậy, thông tin mới nhất cho biết phía Mỹ đã đề nghị hoãn cuộc gặp này vì chưa chuẩn bị xong. 

Vi trí chiến lược của Aleppo. Ảnh: Washinton Post.
Vi trí chiến lược của Aleppo. Ảnh: Washinton Post.

Những động thái của Mỹ cho thấy nước này đang thực sự bối rối và chưa thể tìm ra một đường hướng giải quyết phù hợp với tình hình tại Aleppo. Trong đêm 5/12 (theo giờ Việt Nam), Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã bất ngờ và vội vã đưa ra một bản nghị quyết kêu gọi ngừng bắn 7 ngày tại Aleppo - tất nhiên dưới sự xúc tiến của Mỹ.

Dù vậy, Nga đã rất tỉnh táo khi cùng với Trung Quốc phủ quyết nghị quyết này kèm theo khẳng định Nga sẽ "bác bỏ mọi ý định đạt thỏa thuận ngừng bắn ở Đông Aleppo do bất kỳ bên nào đề xuất nếu thỏa thuận này không bao gồm việc rút đi của tất cả các tay súng khủng bố". Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov còn không ngần ngại gọi những hành động của Mỹ là “nỗ lực nhằm câu giờ” cho lực lượng đối lập do Mỹ hậu thuẫn. 

Được đánh giá là hoàn toàn nắm quyền chủ động tại Aleppo, Nga hiện tỏ ra rất kiên quyết nhằm cùng với chính phủ Syria thực hiện mục tiêu giành lại Aleppo trong tháng 12, cùng lắm là trong tháng 1/2017 trước khi Tổng thống đắc cử Donald Trump nhậm chức.

Để thực hiện mục tiêu này, Nga đã đưa ra tuyên bố rất cứng rắn là sẽ “xóa sổ” những đối tượng không chịu rời khỏi thành phố, và Nga “sẽ không đưa ra bất cứ lựa chọn nào khác”.

Bên cạnh những chiến thắng liên tiếp của quân chính phủ Syria tại Aleppo, ưu thế đàm phán của Nga còn được củng cố sau khi nước này đã có được sự ủng hộ quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ - nước trước đây cũng có quan điểm khá giống Mỹ là quyết tâm lật đổ Tổng thống Syria Bashar al Assad.

Trong chuyến thăm Nga mới đây, chính Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã khẳng định rằng việc không đối thoại và phối hợp hành động với Nga về tình hình Syria sẽ mang lại hậu quả ngoài ý muốn. 

Hình ảnh ghi lại khu vực phía Đông thành phố Aleppo hôm 6/12.Ảnh: Getty.
Hình ảnh ghi lại khu vực phía Đông thành phố Aleppo hôm 6/12. Ảnh: Getty.

Với tình hình hiện nay, các chuyên gia dự đoán nhiều khả năng Mỹ và lực lượng đối lập sẽ phải chấp nhận thất bại tại chiến trường Aleppo. Một khi cục diện Aleppo ngã ngũ, các bên sẽ phải trở lại bàn đàm phán hòa bình với sự tham gia của cả chính phủ và lực lượng đối lập Syria.

Dù tâm thế của các bên khi tham gia đàm phán lần này sẽ thay đổi rất nhiều so với những lần trước đó, nhưng chắc chắn việc tìm ra một giải pháp được sự đồng thuận của tất cả các bên sẽ không dễ dàng.

Nhưng một khi cơ hội đã mở ra, người dân Syria có quyền hy vọng vào khả năng đất nước họ sẽ thoát khỏi cuộc xung đột đã kéo dài 5 năm qua với vô vàn tổn thất và đau thương. 

Thúy Ngọc

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.