GS Nguyễn Lân Dũng: Chọn không đúng đại biểu sẽ thiệt thòi cho Quốc hội

GS Nguyễn Lân Dũng: Cơ cấu cũng quan trọng, nhưng phải đặt chất lượng đại biểu lên hàng đầu. Nếu không chọn đúng đại biểu sẽ thiệt thòi cho Quốc hội.

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đang đến gần GS.NGND. Nguyễn Lân Dũng- Đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII trao đổi về một số vấn đề liên quan.

Phải đặt chất lượng đại biểu lên hàng đầu

PV: Có ý kiến cho rằng, việc lựa chọn đại biểu Quốc hội không nhất thiết phải quan tâm tới cơ cấu, thành phần mà quan trọng nhất là làm thế nào nâng cao chất lượng đại biểu. Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?

GS.NGND Nguyễn Lân Dũng
GS.NGND Nguyễn Lân Dũng

GS Nguyễn Lân Dũng: Cơ cấu cũng quan trọng, nhưng phải đặt chất lượng đại biểu lên hàng đầu. Cơ cấu làm nên chất lượng nhưng giữa cơ cấu và chất lượng phải hài hòa, hợp lý. Cơ cấu mà ép địa phương quá thì không nên. Thực tế đã có địa phương gặp khó khăn trong quá trình dự kiến lựa chọn ứng cử viên đại biểu Quốc hội khi một người phải gánh nhiều cơ cấu, vừa là nữ, vừa là người dân tộc ít người, lại vừa trẻ và ngoài Đảng.

Thực ra chỉ là tạm thời ngoài Đảng khi bầu cử, nhiều ĐBQH nhóm này tôi thấy ngay kỳ họp đầu tiên đã được kết nạp vào Đảng rồi. Vì vậy, không quá ngạc nhiên khi trong nhiệm kỳ Quốc hội mấy khóa trước vẫn còn tình trạng có những đại biểu thuộc nhóm này ít phát biểu, ít thảo luận, ít thể hiện chính kiến, thậm chí chưa phát biểu lần nào trong các phiên họp Quốc hội. Một người phải gánh tới 4 cơ cấu thì làm sao đảm bảo được chất lượng?

Chất lượng đại biểu Quốc hội đã có những quy định rất rõ. Không chỉ cần đạo đức tốt mà còn cần phải có năng lực và có điều kiện về thời gian để hoạt động Quốc hội. Ở những khóa tôi làm đại biểu Quốc hội có khi gặp cô giáo trẻ ngồi gần, thấy cô cắm cúi ghi chép cả các tỷ số bỏ phiếu và cả kỳ họp không thấy phát biểu gì cả. Tôi hỏi: “Cháu chép mấy thứ ấy làm gì?, cô trả lời: “Không chép, cháu cũng chả biết làm gì!”. Những cô đó không có đủ năng lực, vậy đưa vào Quốc hội để làm gì?

Tôi thấy như vậy rất tội nghiệp, các cô ấy cũng rất thiệt thòi. Thiệt thòi chung cho Quốc hội là cả mấy kỳ họp chẳng phát biểu được câu nào. Ngay bản thân các cô cũng thiệt thòi, tuy các cô rất yêu nghề, nhưng sau 5 năm trở về có khi không được tiếp tục đứng lớp, vì môn học đó có người dạy thay mất rồi. Sau đó các cô phải chuyển sang làm công đoàn, thư viện, thanh niên… không đúng vói nguyện vọng của mình. Cho nên theo tôi không nên cơ cấu những người như vậy.

Cơ cấu là cần thiết nhưng nữ phải là những phụ nữ tiêu biểu, trẻ cũng là những cán bộ trẻ xuất sắc, đồng bào dân tộc ít người không cần có quá nhiều đại diện, mà phải là những người am hiểu chính sách dân tộc và biết bảo vệ quyền bình đẳng cho các dân tộc, đại diện cho người ngoài Đảng (chiếm phần lớn dân số) thì phải tiêu biểu cho số đông dân chúng.

PV: Cần có sự giám sát như thế nào với các chương trình hành động của người ứng cử trong suốt quá trình làm đại biểu Quốc hội, bởi vẫn còn nhiều đại biểu không thực hiện lời hứa của mình trước cử tri trong các kỳ họp, thưa GS?

GS Nguyễn Lân Dũng: Mỗi năm có 4 lần tiếp xúc cử tri, quan trọng ở chỗ cử tri là ai? Những lần ở Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa-Vũng Tàu tôi thấy rất hay ở chỗ các cuộc tiếp xúc cử tri không hạn chế người dự, ai đến cũng được, nếu đông quá thì bắc loa ra ngoài. Như thế cử tri có điều kiện kiến nghị, chất vấn và có điều kiện giám sát hoạt động của các đại biểu do mình bầu ra.

Tôi không bằng lòng kiểu “đại cử tri” ở các thành phố lớn. Tiếp xúc cử tri trong các phòng sang trọng, lần nào cũng vẫn chỉ là những gương mặt quen biết. Khi hỏi ra, tôi biết có nơi cử tri còn cần phải có giấy mời mới được đi dự. Thậm chí có những nơi cử tri muốn phát biểu gì phải viết trước ra giấy trước. Điều đó là hoàn toàn thiếu dân chủ và không đúng quy định.

Bác Hồ định nghĩa “dân chủ” rất đơn giản. Bác nói “dân chủ là để cho dân mở miệng". Ở đây không phải dân mà là để mọi cử tri có quyền "mở miệng". Hoặc là họ nói lên những bức xúc của họ, hoặc là họ phê phán người đại biểu đã hứa mà chưa thực hiện ...

Hơn nữa, đã có quy định đại biểu Quốc hội phải thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với cử tri và như vậy là nhẽ ra cử tri muốn gặp đại biểu lúc nào cũng được. Bản thân tôi khi làm đại biểu Quốc hội, người dân đến gặp tôi rất đông, không bận thì mời vào nhà, họ đưa đơn thì mình tiếp, nếu bận thì hẹn thời gian khác... Không phải là cử tri những nơi tôi ứng cử mà cử tri tỉnh hay thành phố nào nào tôi cũng tiếp. Tôi quan niệm đại biểu Quốc hội là đại biểu của cả nước. 500 đại biểu Quốc hội là đại biểu của toàn dân chứ không phải chỉ là đại biểu của nơi mình ứng cử.

Tôi hỏi họ sao không gặp đại biểu mà mình bầu ra, họ bảo khó gặp lắm, đến Trụ sở cùng lắm là chỉ gặp được Thư ký của Đoàn, đến nhà thì họ không tiếp. Cái đó theo tôi là không đúng quy định cần có quan hệ mật thiết với nhân dân.

PV: Theo Giáo sư, trong quá trình vận động bầu cử, giữa người ứng cử và người tự ứng cử có sự phân biệt nào không?

GS Nguyễn Lân Dũng: Không có sự phân biệt nào giữa người ứng cử và người tự ứng cử. Thậm chí người tự ứng cử lại dễ dàng hơn nhiều so với người được đề cử. Người được đề cử còn phải qua nhiều cấp, nhưng người tự ứng cử thì cứ thế viết đơn, thậm chí những người không có nghề nghiệp gì cũng được quyền tự ứng cử.

Kỳ này tôi thấy đã có khá nhiều người tự ứng cử. Qua hội nghị tiếp xúc cử tri ở cơ quan và khu dân cư thì khá nhiều người không được đa số đồng tình. Nhiều người không có cơ quan công tác, họ khó vượt qua được vòng hiệp thương ở ngay khu dân cư của mình, vì bà con không thấy được rõ năng lực công tác dân cử của những người đó.

Tuy nhiên, tôi cũng có một băn khoăn, đó là trường hợp đã có 100% phiếu của cử tri nơi sinh sống, 100% phiếu của cán bộ cơ quan công tác, vậy mà hiệp thương lần thứ 3 lại loại bỏ với câu trả lời đơn giản: "Trong bó đũa phải chọn cột cờ”. Trả lời như vậy theo tôi là chưa thoả đáng. Ai là đũa, ai là cột cờ, lấy tiêu chuẩn nào để lựa chọn? Liệu các vị đại biểu đó có hiểu về vị ứng cử viên tự do này hơn cả cơ quan và cả nơi người đó sinh sống hay không? Trên mạng xã hội thậm chí có người phản ứng gay gắt đến mức muốn biết những ai không bỏ phiếu cho người đó. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp đó cần phải để cho cử tri được lựa chọn.

PV: Xin cảm ơn Giáo sư!./

Theo VOV

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 9/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 9/5

(Baonghean.vn) - Thường trực HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại huyện Diễn Châu; Thêm 18 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu; Công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 8/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 8/5

(Baonghean.vn) - Chính phủ quy hoạch Nghệ An thành trung tâm lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn toàn tỉnh… là những thông tin nổi bật ngày 8/5.

Chủ tịch UBND tỉnh: Bám sát kế hoạch, bảo đảm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Chủ tịch UBND tỉnh: Bám sát kế hoạch, bảo đảm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung đề nghị các ngành, đơn vị, địa phương bám sát kế hoạch, tình hình và cam kết đã đăng ký, tập trung chỉ đạo quyết liệt, giải quyết kịp thời vướng mắc, bảo đảm hoàn thành mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đạt tối thiểu 95% trong năm 2024.

Quyết liệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ chống khai thác IUU

Quyết liệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ chống khai thác IUU

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Trung đề nghị các sở, ngành, địa phương quyết liệt, tập trung hơn nữa, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định; xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 7/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 7/5

(Baonghean.vn) - Đoàn đại biểu tỉnh Nghệ An dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ; Tri ân sâu sắc các chiến sĩ Điện Biên; các Đại biểu Quốc hội đã tổ chức tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV... là những thông tin đăng tải trong ngày.

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Những hình ảnh ấn tượng tại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu" được tổ chức trọng thể tại tỉnh Điện Biên trong sáng 7/5. Nhiều hình ảnh ấn tượng, thể hiện sức mạnh đoàn kết của các lực lượng và cán bộ, Nhân dân ta.

Cử tri huyện Yên Thành phản ánh thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, gây khó khăn cho người dân

Cử tri huyện Yên Thành phản ánh thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, gây khó khăn cho người dân

(Baonghean.vn) - Một trong những vấn đề được cử tri huyện Yên Thành quan tâm phản ánh liên quan đến thủ tục hành chính cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rườm rà, phức tạp, gây khó khăn cho người dân; trong đó có trường hợp đi lại 31 lần chưa xong.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An tiếp xúc cử tri chuyên đề đối với cán bộ, hội viên phụ nữ

(Baonghean.vn) - Có 19 cử tri nêu ý kiến đề xuất, kiến nghị đến Quốc hội và các cấp, các ngành về 34 vấn đề liên quan đến bình đẳng giới, phòng chống bạo lực và xâm hại trẻ em, mua bán người; công tác cán bộ nữ, hỗ trợ phụ nữ đào tạo nghề, giải quyết việc làm...

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 6/5

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh dự phiên sinh hoạt thường kỳ tháng 5/2024 của Chi bộ phòng Chính trị, Đảng bộ Bộ đội Biên phòng tỉnh; Hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động; Các trường ở Nghệ An đồng loạt tăng chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10… là những thông tin nổi bật ngày 6/5.

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Lắng đọng Cầu truyền hình đặc biệt 'Dưới lá cờ Quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tối 5/5, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức cầu truyền hình đặc biệt “Dưới lá cờ Quyết thắng” tại 5 điểm cầu: Điện Biên, Hà Nội, Thanh Hóa, Kon Tum và TP Hồ Chí Minh, được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 5/5

(Baonghean.vn) - Các địa phương triển khai lấy ý kiến về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; Giá vàng miếng lập kỷ lục; Hơn 100 ha lúa bị đổ rạp… là những thông tin nổi bật ngày 5/5.

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

Gần 56 nghìn cử tri huyện Thanh Chương tham gia lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025

(Baonghean.vn) - Huyện Thanh Chương tổ chức 84 khu vực bỏ phiếu tại 16 xã, thị trấn thực hiện sáp nhập, với tổng gần 56.000 cử tri được chốt danh sách cử tri lấy ý kiến về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 4/5

(Baonghean.vn)- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4; 100% cử tri tham gia bỏ phiếu về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 tại huyện Nam Đàn; Bước đầu xác định nguyên nhân tôm chết bất thường ở Nghệ An… Đây là một số nội dung đăng trên baonghean.vn ngày 4/5.