Thú chơi gà rừng

(Baonghean) - Giữa không gian phố thị, mỗi buổi sớm mai bỗng vang lên đâu đó tiếng gáy vang rền của chú trống choai báo hiệu một ngày mới bắt đầu; đừng ngỡ mình nghe nhầm, bởi thứ thanh âm khoáng đạt ấy rất có thể đến từ những “trại” gà rừng của những tay chơi phố thị…

Gà rừng, hay như giới sành chơi không ngần ngại gọi một cách đầy tự hào là “kê vương”- vua của các loài gà, mấy năm gần đây trở thành thú chơi lành mạnh của nhiều người dân thành phố. Tôi gặp anh Bùi Công Minh (Số nhà 46, đường Ngô Văn Sở, TP.Vinh) trong khi anh đang bận bịu với khay thức ăn cho bầy gà rừng đang nhẩn nha dưới tán cây râm mát. Mấy năm nay, ngày nào anh cũng cần mẫn chăm sóc cho thú chơi của mình như một phương cách giải trí sau những bận rộn công việc của một người hoạt động trong lĩnh vực tài chính. Anh kể, cơ duyên bắt nguồn từ một chuyến công tác miền ngược, trong lúc dạo chơi phố núi, anh bị hấp dẫn bởi mấy chú gà rừng đang chọi. Dáng gà cao ráo, đôi cánh cong tung bay trong sới, màu lông sặc sỡ và nhất là đôi chân xám chì đặc trưng của giống loài khiến anh Minh như bị hút hồn. Sau đận ấy, anh quyết tâm tìm mua bằng được một đôi gà rừng về chơi. Anh nói: “Gà rừng có nhiều điểm hấp dẫn hơn các giống gà nhà, vóc dáng đẹp, tiếng gáy vang như bá chủ không gian, đặc biệt là sức đề kháng rất tốt. Vì sinh trưởng trong môi trường tự nhiên nên nó rất dạn dĩ với người, mình càng chơi càng bị “nghiện” với mấy chú gà này”. 
Anh Tý chăm sóc đàn gà rừng.
Anh Tý chăm sóc đàn gà rừng.

Một đặc điểm khác biệt nữa so với gà nhà thông thường, là gà rừng còn bay được và bay khá cao. Khi

 
xông trận, gà rừng thường chiếm ưu thế bởi tính chiến đấu rất cao, sẵn sàng tử chiến với đối thủ mặc dù thua thiệt về trọng lượng lẫn hình thể. Bên cạnh những ưu điểm đó, gà rừng còn có tính bầy đàn cao, trong bầy luôn có một con làm chủ, khi ăn thường đứng riêng, mắt đảo ngang dọc canh chừng kẻ thù. Chính vì vậy, thú chơi gà rừng ngày càng phát triển cả về số lượng lẫn cách chơi, nhiều hội nhóm được thành lập, lấy quán cà phê làm nơi giao lưu học hỏi nhau.
Anh Cao Văn Tý- chủ một nhà hàng ẩm thực trên thành phố cũng bị hút vẻ bởi vẻ đẹp hoang dã của những chú gà rừng. Anh Tý hiện đang có trong tay một chú gà rừng được nhiều người trong giới mộ điệu đánh giá thực là một “kê vương”, bởi màu lông óng mượt, bóng bẩy, mào cao, dày đỏ rực và đặc biệt nhất là đôi tai màu trắng. Với những người chơi gà rừng thì gà có đôi tai trắng rất hiếm vì thường đây là những gà được săn bẫy ở nơi núi rừng hoang sơ, ít dấu chân người, rất khó kiếm. Ngoài ra, gà loại này rất  “kén mái”, để lai được giống con trống này không phải con mái nào cũng được nó chấp nhận, có khi nhốt chung cả tháng cũng không thành công. Đã có rất nhiều người hỏi mua với giá cao gấp chục lần giá gà thường, anh Tý cũng lắc đầu không bán, anh chia sẻ: “Con gà này tôi đặt săn mấy tháng bên Lào về, chẳng dễ gì có được, với cả mình chăm sóc nó đã lâu, nỡ nào vì mấy triệu đồng mà bán đi thú chơi của mình”. 
Giới sành chơi gà rừng chia sẻ, gà rừng tốt thường được bẫy từ các huyện miền núi xa trong tỉnh như Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông… thậm chí các tỉnh thành phía Nam như Long An, Tiền Giang… Giống gà được chuộng nhất là gà ở miền núi Campuchia hoặc của đồng bào dân tộc thiểu số bẫy được khi đi rừng bởi tính thuần chủng và sự mạnh mẽ bản năng của nó. Để chăm sóc được gà rừng thật không đơn giản, ngoài thức ăn chủ yếu là thóc, gạo, thỉnh thoảng chủ nhân phải cho ăn thêm các sinh vật như sâu bọ, giun dế, cào cào… để bổ sung chất đạm, chất béo, như thế gà mới giữ được màu lông sáng bóng, sặc sỡ cũng như tiếng gáy hào sảng và dáng vẻ kiêu hùng. Giá một chú gà rừng hiện nay, dao động từ 400.000 đồng  đến 800.000 đồng/con, cũng có khi khan hiếm thì có thể lên tới tiền triệu hoặc nhiều triệu đồng là chuyện thường. Mặt khác, để gà rừng sống và phát triển tốt trong điều kiện phố thị, không có nhiều diện tích để vùng vẫy, người chơi còn phải tốn kém đầu tư hệ thống chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải thật quy mô. Ngoài ra, để giữ bản chất gà rừng, thi thoảng, chủ nhân còn phải lưu ý đến lịch “thi đấu”, nghĩa là đưa gà đối chọi với nhau để rèn móng vuốt, sức khỏe và độ bền…
Hiện ở Thành phố Vinh, hội chơi gà rừng đã lên đến vài chục người. Không thể phủ nhận, giữa phong trào chơi gà rừng như một thú giải trí lành mạnh, hướng về thiên nhiên, vẫn có những người lợi dụng vật nuôi như một phương tiện cá cược, đỏ đen. Bộ phận trục lợi ấy, tin rằng sẽ dần bị những người chơi chân chính tẩy chay, xuất phát từ sự say mê sức sống kiêu hùng nội tại của loài vật nuôi gần gũi này.
Hoàng Vũ

tin mới

Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

Công nhân Nghệ An vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong thi đua lao động, sản xuất

(Baonghean.vn) - Xuất phát từ các phong trào thi đua lao động, sản xuất, Nghệ An ngày càng có nhiều cá nhân, tập thể công nhân lao động là điển hình trong học tập và làm theo Bác. Đối với họ, đó là nhu cầu tự thân, là động lực để vượt khó thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao.

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.