Thủ tướng Manuel Valls ra tranh cử Tổng thống Pháp

Đương kim Thủ tướng Pháp Manuel Valls chính thức tham gia cuộc đua vào điện Elysees chỉ 4 ngày sau khi Tổng thống Hollande tuyên bố rút lui.

Tuyên bố trên được ông Manuel Valls đưa ra vào cuối giờ chiều ngày 5/12 trong một cuộc mittinh được tổ chức ở Evry, thành phố nơi ông từng làm Thị trưởng và nghị sĩ nhiều năm qua.

Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Ảnh AFP
Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Ảnh AFP

Ông Valls cho biết ông muốn tập hợp cánh tả để giành thắng lợi trước các thách thức đến từ cánh hữu  và đặc biệt là đảng cực hữu Mặt trận quốc gia FN.

Với tuyên bố này, ông Valls sẽ chính thức tham gia vào cuộc bầu cử sơ bộ của cánh tả được tổ chức vào tháng 1 tới để chọn ra người đại diện cho cánh chính trị này tranh cử Tổng thống.

Đây không phải là tin tức bất ngờ bởi từ lâu nay ông Manuel Valls vẫn được xem là một trong những gương mặt nổi bật nhất của cánh tả và đảng Xã hội (PS) cầm quyền và việc ông ra tranh cử Tổng thống năm 2017 đã được dự đoán từ trước.

Điều này càng trở nên rõ ràng hơn khi cách đây 4 ngày, Tổng thống Pháp Francois Hollande bất ngờ tuyên bố không ra tái tranh cử nhiệm kỳ 2. Quyết định này của ông Hollande đã mở ra con đường thênh thang cho Thủ tướng Manuel Valls và cũng đặt ông Valls vào vị trí ứng cử viên hàng đầu của cánh tả.

Theo những kết quả thăm dò mới nhất ở các cử tri bên cánh tả, trong số các ứng cử viên đã đăng ký cho đến hiện tại, ông Valls được xem là ứng cử viên có khả năng chiến thắng nhất trong cuộc bầu cử sơ bộ cánh tả vào tháng 1 tới, xếp trên 2 cựu Bộ trưởng khác trong chính quyền của ông Hollande là Arnaud Montebourg và Benoit Hamon. Đó cũng được coi là 2 đối thủ chính của ông Valls trong cuộc bầu cử sơ bộ cánh tả mà hiện đã có 7 ứng cử viên.

Tuy nhiên, trước mắt thì thách thức lớn nhất với ông Manuel Valls là làm sao lôi kéo được sự ủng hộ của các phe phái khác trong nội bộ cánh tả. Không chỉ bị các đối thủ như Montebourg, Hamon… thường xuyên công kích, ông Valls cũng không được lòng nhiều người thuộc phe ủng hộ Tổng thống Hollande bởi những người này vẫn cho rằng trong thời gian qua, ông Valls luôn tìm cách cản trở dự định tái cử của ông Hollande, thậm chí là có những hàng động phản bội âm thầm.

Đó là lí do mà không ít các phân tích cho rằng nếu không có chiến lược đúng đắn, ông Valls có thể trở thành mục tiêu bị công kích của tất cả các bên và cơ hội chiến thắng sẽ bị đe doạ.

Kể cả khi đã thắng vòng sơ bộ và đại diện cho cánh tả, thách thức tiếp theo với ông Valls cũng sẽ vẫn đến từ nội bộ, cụ thể là ở phe cực tả và phe “hữu” của cánh tả, vốn đang ủng hộ các ứng cử viên Jean-Luc Melenchon và Emmanuel Macron.

Cả hai ứng cử viên này đều đang tuyên bố sẽ không tham dự bầu cử sơ bộ cánh tả mà sẽ trực tiếp ra tranh cử Tổng thống. Điều này đồng nghĩa với việc cử tri cánh tả sẽ bị chia rẽ nghiêm trọng và cơ hội dồn phiếu cho ông Valls sẽ ít đi.

Có lẽ đó là lí do mà hiện tại trong các kịch bản bầu cử Tổng thống Pháp vào tháng 4/2017 tới, ông Valls vẫn bị đánh giá tương đối thấp, chỉ là ứng cử viên thứ 4 sau các ông Francois Fillon (cánh hữu), bà Marine Le Pen (cực hữu Mặt trận quốc gia) và ứng cử viên tự do Emmanuel Macron, cựu Bộ trưởng Kinh tế.

Các cuộc thăm dò cho thấy, nếu ra tranh cử Tổng thống Pháp vào lúc này, ông Manuel Valls sẽ chỉ giành được khoảng 11% số phiếu bầu của cử tri Pháp.

Trước mắt, để chuẩn bị cho chiến dịch tranh cử, ông Manuel Valls sẽ sớm đệ đơn từ chức Thủ tướng Pháp và Tổng thống Francois Hollande sẽ phải chỉ định một Thủ tướng mới nhằm dẫn dắt chính phủ trong 5 tháng còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống.

Các ứng cử viên được nhắc đến nhiều nhất để thay thế ông Manuel Valls là các Bộ trưởng đương nhiệm trong chính phủ như Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve, Bộ trưởng Quốc phòng Jean Yves Le Drian hay Bộ trưởng Nông nghiệp Stephane Le Foll.

Trong đó ông Cazeneuve được xem là ứng cử viên sáng giá nhất do nước Pháp vẫn đang duy trì tình trạng khẩn cấp và an ninh vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu phải đảm bảo trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống 2017 đang đến gần.

Ngoài ra, nhiều khả năng Tổng thống Hollande cũng sẽ tiến hành một số thay đổi vị trí trong nội các nhằm đảm bảo kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống của mình một cách suôn xẻ và theo một số phân tích, là để ngăn chặn cả ảnh hưởng của ông Manuel Valls, người mà dù được chính ông chọn làm Thủ tướng nhưng lại chưa từng được coi là một đồng minh chính trị thân cận./.

Theo VOV

tin mới

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.