Triển lãm về lịch sử giao thương giữa Việt Nam-Nhật Bản

Ngày 16/1, Phòng trưng bày chuyên đề "Văn hóa Nhật Bản" cùng các hoạt động giới thiệu, giao lưu văn hóa Nhật Bản đã khai mạc tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (số 25 phố Tông Đản, Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Hiện vật gốm cổ đại được trưng bày. Nguồn: baotanglichsu.vn
Hiện vật gốm cổ đại được trưng bày. Nguồn: baotanglichsu.vn
Các hiện vật đặc sắc, tiêu biểu tại phòng trưng bày đều được lựa chọn từ Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam, Bảo tàng quốc gia Kyushu (Nhật Bản) và một số bảo tàng, cơ quan văn hóa khác tại Nhật Bản. Đây là hoạt động nhằm giới thiệu tới công chúng Việt Nam và quốc tế về lịch sử và những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Nhật Bản cũng như về lịch sử giao thương giữa hai quốc gia.
Với 70 hiện vật, nội dung trưng bày tập trung vào chín chủ đề chính là đồ gốm cổ đại Nhật Bản, đồ đồng cổ đại Nhật Bản, nghệ thuật điêu khắc Phật giáo Nhật Bản, vật dụng nghi lễ Phật giáo, Nhật Bản với cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông, lịch sử bang giao Việt Nam-Nhật Bản, gốm sứ Nhật Bản thời kỳ Edo (thế kỷ 17-18), nghệ thuật Samurai và sưu tập hiện vật trao đổi văn hóa.
Với chủ đề lịch sử bang giao Việt Nam-Nhật Bản, các hiện vật được trưng bày như Quốc thư của Chính quyền Chúa Nguyễn Hoàng gửi Mạc phủ Hideyoshi, Nhật Bản để đặt quan hệ giao thương, niêu hiệu Quang Hưng thứ 14 triều Lê Trung Hưng (năm 1591); Châu Ấn trạng (giấy phép đóng dấu đỏ) do Mạc Phủ Tokugawa cấp cho Châu Ấn Thuyền tới Giao Chỉ quốc (Đàng Trong) buôn bán, thời kỳ Edo (năm 1614); tranh "Vạn quốc nhân vật" vẽ các tộc người trên thế giới, người Việt Nam và người Nhật Bản cùng xuất hiện trong tranh, thời kỳ Edo (thế kỷ 17-18)...
Bên cạnh hoạt động trưng bày hiện vật, tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia còn diễn ra chương trình "Cool Japan Fukuoka" nhằm giới thiệu đến người dân Việt Nam những nét văn hóa hiện đại của Nhật Bản dành cho giới trẻ thông qua các sản phẩm văn hóa do các doanh nghiệp của tỉnh Fukuoka sản xuất; chương trình Workshop hướng dẫn cách làm và chơi trò chơi dân gian truyền thống Nhật Bản.
Phát biểu tại Lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên cho biết Việt Nam và Nhật Bản đều nhận thức rõ tầm quan trọng của văn hóa, giao lưu văn hóa nhằm nâng cao tầm ảnh hưởng của quốc gia ra thế giới.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn dành sự quan tâm đặc biệt, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, bảo tồn và phát huy, quáng bá rộng rãi các di sản văn hóa của dân tộc; đồng thời luôn chủ trương mở rộng giao lưu, hợp tác văn hóa với Nhật Bản.
Các sự kiện giao lưu văn hóa được tổ chức tại hai nước trong những năm gần đây đã giúp tăng cường hơn nữa sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước, góp phần xây dựng mối quan hệ thân thiết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt Nam-Nhật Bản. Hoạt động trưng bày được tổ chức lần này tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia sẽ giúp người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hiểu biết thêm về văn hóa Nhật Bản; đồng thời củng cố mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Hoạt động trưng bày sẽ kéo dài đến ngày 9/3.
Theo Vietnam+

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….