Trung - Mỹ 60 năm đi tìm lời giải cho 'bài toán Triều Tiên'

Hơn 60 năm kể từ khi cuộc chiến tranh liên Triều kết thúc, Triều Tiên vẫn là một trong những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ song phương giữa Mỹ và Trung Quốc dù nhiều thế hệ lãnh đạo đã thay nhau lên nắm quyền tại hai quốc gia này.
 

Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida hồi tháng 4 (Ảnh: AP)
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Florida hồi tháng 4. Ảnh: AP

Cả Mỹ, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia khác trên thế giới đều nhất trí rằng không nên có sự hiện diện của vũ khí hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, Mỹ và Trung Quốc, với xuất phát điểm lần lượt là “kẻ thù” lớn nhất và đồng minh mạnh nhất của Triều Tiên, lại theo đuổi những cách tiếp cận khác nhau rõ rệt trong vấn đề này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiều lần tuyên bố Trung Quốc có thể “dễ dàng” ngăn Triều Tiên phát triển chương trình vũ khí gây tranh cãi nếu Bắc Kinh sử dụng tầm ảnh hưởng của nước này đối với Triều Tiên trên cơ sở là đối tác thương mại lớn nhất. Tuy nhiên, Trung Quốc đã nhanh chóng phản bác lập luận này, cho rằng chính Mỹ và Triều Tiên mới là 2 nước cần giải quyết những bất đồng của riêng họ, chứ không phải Bắc Kinh.

Những gì Mỹ kỳ vọng là nỗ lực toàn diện của Trung Quốc nhằm buộc Triều Tiên phải từ bỏ tham vọng hạt nhân và “phục tùng” Washington, trong khi điều Bắc Kinh mong muốn lại là sự thỏa hiệp chung giữa các bên để xoa dịu căng thẳng và đưa Bình Nhưỡng tới bàn đàm phán.

Theo đó, Trung Quốc kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc dừng các cuộc tập trận quân sự khiêu khích Triều Tiên để đổi lấy việc Bình Nhưỡng dừng các vụ thử hạt nhân và tên lửa. Tuy nhiên, Mỹ không tin sự thỏa hiệp này sẽ khiến Triều Tiên nhượng bộ vì chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng nhiều lần không tuân thủ các cam kết trước đây.

Vấn đề nan giải

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên (Ảnh: CMT)
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên. Ảnh: CMT

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tuần trước đã thông qua nghị quyết mạnh tay nhất từ trước đến nay nhằm vào Triều Tiên để răn đe Bình Nhưỡng sau vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Mặc dù Trung Quốc đã đồng ý thông qua nghị quyết này, song để nhận được lá phiếu cuối cùng từ Bắc Kinh, Mỹ đã phải điều chỉnh dự thảo nghị quyết ban đầu theo hướng hài hòa lợi ích của tất cả các bên.

Nhiều nhà phân tích cho rằng lệnh trừng phạt mới nhất của Liên Hợp Quốc sẽ không đủ mạnh để gây sức ép với Triều Tiên vì vẫn chưa cấm vận dầu mỏ hoàn toàn đối với Bình Nhưỡng, cũng như phong tỏa tài sản của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Ngoài ra, một câu hỏi lớn hơn được đặt ra hiện nay là liệu Trung Quốc có nghiêm túc thực thi nghị quyết trừng phạt Triều Tiên hay không. Sự hoài nghi về độ trung thực của Bắc Kinh trong việc thực thi nghị quyết đã được chính quyền của Tổng thống Trump lường trước. Nhà lãnh đạo Mỹ cảnh báo sẽ trừng phạt bất kỳ công dân hoặc tổ chức Trung Quốc vi phạm nghị quyết của Hội đồng Bản an.

Không chỉ liên tiếp tiến hành các vụ thử tên lửa, Triều Tiên còn tuyên bố đã tiến rất gần tới mục tiêu chế tạo tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân có khả năng bắn tới Mỹ. Tổng thống Trump từng tuyên bố sẽ chặn đứng mục tiêu này của Triều Tiên bằng mọi cách.

Trong khi đó, Trung Quốc không bao giờ muốn mất đi Triều Tiên - một trong những đồng minh ít ỏi của nước này, đồng thời là vùng đệm để Bắc Kinh đối phó với các kế hoạch mở rộng ảnh hưởng của Mỹ hòng kiềm chế Trung Quốc tại châu Á.

Theo nhà phân tích Cary Huang, thế giới sẽ tiếp tục phải sống với mối đe dọa từ chương trình hạt nhân của Triều Tiên một khi hai nước lớn như Mỹ và Trung Quốc không tìm được tiếng nói chung trong vấn đề này.

Theo Dân trí

tin mới

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

Báo Đức: Ukraine đã bỏ lỡ cơ hội để làm thành viên NATO

(Baonghean.vn) - Tờ Berliner Zeitung (Đức) cho rằng, việc nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đối lấy tư cách thành viên NATO là một lựa chọn tốt để Ukraine chấm dứt xung đột, nhưng dường như nó đã bị bỏ lỡ. Hiện, việc đạt được thoả thuận như vậy khó khăn hơn nhiều, khi Nga đã chiếm ưu thế lớn.

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

Bản tin quốc tế: Nga phải sợ NATO?

(Baonghean.vn) - Nói trước Quốc hội ngày 26/4, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho rằng, Nga nên lo sợ một cuộc đụng độ với NATO vì một cuộc chiến như vậy sẽ kết thúc với “thất bại không thể tránh khỏi” đối với Moskva.

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

Từ triển khai vũ khí hạt nhân đến tiêm kích, Ba Lan là nạn nhân của toan tính chính trị

(Baonghean.vn) - Ý tưởng triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Ba Lan không chỉ nói về sự gia tăng các mối đe dọa quân sự đối với Nga nói chung. Mà sâu xa hơn, cho thấy sự bất hòa nội bộ của Ba Lan, cũng như những toan tính và tranh chấp trong hậu cung” NATO để thu hút sự chú ý của Mỹ.

Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

Bản tin quốc tế: Mỹ đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa bằng việc cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev, nhưng kết quả của chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine là kết luận đã được định trước: "Nga sẽ thắng" - Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov ngày 25/4 tuyên bố.

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

Ukraine có thể mất toàn bộ các 'thành trì' quan trọng trước khi nhận được 61 tỷ USD

(Baonghean.vn) - Dù được Mỹ trang bị gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD, Ukraine vẫn thiếu nhiều điều kiện tiên quyết để giành ưu thế, bao gồm cả đào tạo nhân lực và động lực chiến đấu. Nếu không huy động thêm binh lính, tích cực giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ, Kiev có nguy cơ lãng phí viện trợ này.

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân