Vô lăng bị rơ là gì?

Theo Bằng Lăng (vtc.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vô lăng là một trong những bộ phận quan trọng không thể tách rời trên chiếc ô tô nhưng trong quá trình sử dụng có thể xảy ra tình trạng vô lăng bị rơ.

Vô lăng bị rơ là gì?

Vô lăng bị rơ (hay còn gọi lỏng vô lăng) là tình trạng vô lăng xe ô tô bị trôi nổi, không có cảm giác bám đường, khiến người lái khó điều khiển và nguy cơ mất kiểm soát.

Nguyên nhân khiến vô lăng bị rơ

Theo các chuyên gia, độ rơ vành tay lái phản ánh độ rơ của hệ thống lái. Tình trạng xảy ra do quá trình sử dụng lâu ngày dẫn đến câc khớp nối như khớp trục trung gian, khớp cầu, trục các đăng lái bị mòn làm gia tăng độ trễ khi lái xe.

Vô lăng bị rơ khiến người lái khó điều khiển. Ảnh minh họa

Vô lăng bị rơ khiến người lái khó điều khiển. Ảnh minh họa

Với các dòng xe hatchback hay sedan thường dùng hệ thống treo trước McPherson kết hợp hệ thống lái kiểu bánh răng – thanh răng, thủy lực hay trợ lực điện, vô lăng bị rơ thường do rô-tuyn đã hỏng hoặc bị hao mòn.

Ngoài ra, vô lăng bị rơ có thể do va chạm, đâm đụng mạnh làm ảnh hưởng đến hệ thống lái.

Dấu hiệu nhận biết vô lăng bị rơ

Trường hợp vô lăng bị rơ, tài xế có thể nhận biết qua một số dấu hiệu sau:

- Cảm giác lỏng lẻo, thiếu độ cứng khi xoay vô lăng

- Vô lăng quay một góc lớn nhưng bánh xe chỉ xoay một góc nhỏ hoặc không đổ

- Cảm giác giật và không ổn định khi lái xe

- Tiếng ồn kêu lạch cạch, tiếng kêu rít hoặc tiếng động lạ phát ra từ vô lăng

- Khi xe chạy ở tốc độ cao, xe bị mất độ ổn định, cảm giác lái không an toàn

Cách chỉnh độ rơ vô lăng xe

Để chỉnh độ rơ vô lăng xe, tài xế có thể thực hiện các bước sau:

- Đặt xe ở chế độ đỗ và đảm bảo tay phanh được kích hoạt

- Kiểm tra mức dầu trợ lực lái và đảm bảo đủ mức

- Với vô lăng ở giữa, kéo và đẩy lần lượt về bên phải và bên trái để kiểm tra độ rơ. Nếu cảm thấy độ rơ lớn, có thể tiến hành chỉnh sửa.

- Chỉnh độ rơ bằng cách tháo nắp bảo vệ vô lăng và sử dụng chìa vặn để điều chỉnh mô men xoắn của trục vô lăng.

- Kiểm tra lại độ rơ sau khi đã chỉnh sửa bằng cách lặp lại bước 3.

- Khi hoàn tất, đóng nắp bảo vệ vô lăng và kiểm tra lại độ rơ trước khi lái xe.

Lưu ý, để đảm bảo an toàn, việc điều chỉnh độ rơ vô lăng cần được thực hiện những người có kinh nghiệm hoặc được đào tạo về sửa chữa xe.

tin mới

Các mẫu xe đời mới hầu hết sử dụng nhiên liệu diesel đạt tiêu chuẩn Euro 5. Ảnh: Văn Trường

Người dùng ô tô ở Nghệ An vất vả tìm dầu diesel đạt chuẩn khí thải Euro 5

(Baonghean.vn) -Theo quy định của Chính phủ, từ ngày 1/1/2022, các mẫu xe ô tô mới bán ra tại thị trường Việt Nam đều phải đạt chuẩn khí thải Euro 5. Tuy nhiên tại địa bàn Nghệ An, số lượng cửa hàng bán xăng, dầu đạt chuẩn Euro 5 hiện vẫn còn rất hạn chế, khiến người tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân khiến xe ô tô bị yếu đi

Nguyên nhân khiến xe ô tô bị yếu đi

Trong quá trình sử dụng, một số chủ xe có thể gặp phải tình trạng xe ô tô bắt đầu hoạt động kém hiệu suất, không mạnh mẽ như trước. Hiện tượng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Những lưu ý để lái xe an toàn khi tầm nhìn xa bị hạn chế

Những lưu ý để lái xe an toàn khi tầm nhìn xa bị hạn chế

Sương mù, khói, bụi làm giới hạn tầm nhìn xa và gây nguy hiểm cho tài xế. Việc lái xe trong điều kiện hạn chế tầm nhìn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như tai nạn và thương vong. Vì vậy, tài xế nên ghi nhớ một số điều sau để lái xe an toàn trong những trường hợp tầm nhìn xa giảm.