Về hai bia mộ Danh nhân Đặng Thái Thân

Tại cánh đồng Bàu Nón, thuộc xã Nam Thanh, huyện Nam Đàn (Nghệ An) nổi lên một ngôi mộ xây bằng gạch. Trên nóc mộ có gắn hai tấm bia đá ghi rõ họ tên, quê quán, công tích của người yên nghỉ - Chí sĩ Đặng Thái Thân. Cuối bia cũng ghi rõ họ tên người soạn văn bia - Phan Bội Châu. Nội dung văn bia bằng chữ Hán, tạm dịch như sau:

 Tấm bia số 2

 Tấm bia số 2

Bia số 1: Ông Đặng Thái Thân người xã Hải Côn, huyện Nghi Lộc đọc sách Thánh hiền, thất chí vi nhân (tức chí vì cảnh nước mất, nhân dân bị nô lệ, lầm than) mà quên thân, chịu trăm đắng, nghìn cay lo việc Duy Tân cứu nước. Ông hy sinh oanh liệt vào ngày mùng 01 tháng 2, năm Canh Tuất (1910). Hóa Rồng.

Mùa hạ, năm Quý Dậu (1933)

(Phan Bội Châu soạn).


Bia số 2: Chí sĩ Đặng Thái Thân, người xã Hải Côn, huyện Nghi Lộc, biệt hiệu Ngư Hải Tiên sinh. Hơn mười năm quên thân, xa nhà tận tụy lo sự nghiệp Duy Tân, cứu quốc. Hy sinh oanh liệt vào ngày 01 tháng 2 năm Canh Tuất (1910).

Than ôi! Vĩ đại thay! Sau 31 năm chí sĩ tuẫn quốc, ai là người nối tiếp noi theo đây?


Ngày... tháng... năm Canh Thìn (1940)

Phan Bội Châu soạn.

Chí sĩ Đặng Thái Thân, tên chữ là Ngư Hải, sinh năm 1873 - mất năm 1910, quê ở xã Hải Côn, nay thuộc xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông là cháu gọi Đặng Tử Kính bằng chú. Ông có tư chất thông minh, lúc trẻ tuổi đã nổi tiếng văn hay ở địa phương. Ông là học trò giỏi nhất của Phan Sào Nam. Năm 32 tuổi, ông có làm đôi câu đối "Thư trai" (Dán ở nhà đọc sách).


Cụ Huỳnh Thúc Kháng dịch:


- Ba mươi hai tuổi lẻ, vẫn chửa nên người, thở vắn than dài, bầu tâm huyết thiêu cơm trời đất;


- Trăm thiên sách đọc thừa, còn chưa biết chữ, riêng ngồi lặng ngắm, lửa nhiệt thành rọi đuốc thánh hiền.


Mặc dù học giỏi, nhưng chí của ông lại không mượn văn tự mà cầu phú quí. Sinh phải thời nước mất, nhà tan, nhân dân ta sống lầm than dưới ách đô hộ tàn bạo của thực dân Pháp và phong kiến tay sai, nên ông có hoài bão làm việc cứu nước, cứu dân. Ông theo Phan Bội Châu cùng Cường Để lập Hội Duy Tân ngay từ ngày đầu, và trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất của Hội. Ông chuyên lo công việc quyên góp tiền; lo vận động thanh niên và tổ chức đường dây cho họ xuất dương sang Nhật theo cụ Phan Bội Châu.


Giặc Pháp tức tối trước phong trào của Hội Duy Tân và Đông Du, đã quyết bắt cho được người tổ chức quan trọng là Ngư Hải. Chúng luôn cho mật thám theo dõi ông và khi phát hiện ông đang họp kín cùng các đồng đảng tại Phan Thôn (nay thuộc xã Nghi Kim, Thành phố Vinh), liền huy động 500 lính tới vây bắt. Ông để đồng đội rút hết, còn mình thì cầm súng ngắn chờ giặc. Ông đã bắn chết tên tay sai Một Độ nguy hiểm, rồi tự bắn vào mình để khỏi lọt vào tay kẻ thù. Ông hy sinh oanh liệt, nêu một tấm gương yêu nước, thương nòi cho đời!


Sau khi ông mất, giặc Pháp rất dã man đã cho kéo xác ông trên khắp các phố phường ở Vinh và quê hương ông, để hòng đe doạ, đè bẹp lòng yêu nước của nhân dân xứ Nghệ. Các đồng chí và nhân dân rất xót thương đã bằng mọi cách lấy lại được thây xác ông, rồi bí mật đưa về chôn cất tại cánh đồng Bàu Nón, xã Thanh Tuyền (nay thuộc xã Nam Thanh), nơi quê vợ ông và cũng là nơi ông từng mở trường dạy học.


Cụ Phan Bội Châu quá đau đớn khi biết tin Ngư Hải hi sinh, ngỡ như bị chặt đứt mất cánh tay phải của mình. Năm Quí Dậu (1933), cụ Phan đã soạn bài văn bia gửi về quê hương nhờ người khắc lên đá gắn lên mộ Ngư Hải (Bia số 1). Cụ cũng luôn day dứt về người học trò yêu, người đồng chí thân thiết, tin cẩn nhất của mình, cho đến một ngày cuối đời, trước lúc "nhắm mắt xuôi tay" cụ đã soạn thêm một bài văn bia khác, đầy đủ hơn, về chí sĩ Đặng Thái Thân và ghi rõ họ tên người soạn (Bia số 2). Bia số 1 chỉ ghi là "Châu chí", có lẽ còn e ngại kẻ thù dòm ngó, phá hoại. Bia sau có nội dung đầy đủ hơn đã được gắn trang trọng trên mặt trước của ngôi mộ.


Hai bài văn bia mộ Đặng Thái Thân của cụ Phan Bội Châu soạn đã tôn vinh được một tấm gương người Nghệ soi sáng giữa trời Nam. Ngôi mộ và hai tấm bia này, là những di tích quí hiếm của quê hương, đất nước, cần được bảo vệ, tôn vinh để góp phần giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ trẻ hôm nay và mai sau!

Đào Tam Tỉnh

tin mới

Công nhân và những diễn đàn được nói

Lắng nghe ý kiến của công nhân

(Baonghean.vn) - Nhu cầu được lắng nghe là một trong những nhu cầu mà đoàn viên, công nhân, lao động mong muốn đáp ứng. Từ sự lắng nghe đó, những vướng mắc có cơ hội được tháo gỡ, những chính sách có cơ hội được hoàn thiện và bản thân công nhân, lao động được khẳng định vị thế của mình.

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

Những hình ảnh ấn tượng tại Lễ hội quảng diễn đường phố 'Quê hương mùa sen nở'

(Baonghean.vn) - Các nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đến từ 20 huyện, thành, thị đã mang đến không khí sôi động bằng những màn trình diễn hấp dẫn, với những tinh hoa văn hóa đặc sắc của các đồng bào các dân tộc tỉnh Nghệ An tại Lễ hội quảng diễn đường phố "Quê hương mùa sen nở".

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

Tháng Năm ở Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên

(Baonghean.vn) - Tháng Năm về, Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên lại đón hàng chục nghìn lượt khách từ mọi miền của Tổ quốc và bạn bè quốc tế về tham quan, tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị Cha già kính yêu của dân tộc nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người.

Đồng lúa và sen

Mùa vàng trên quê Bác

(Baonghean.vn) - Cùng với những đổi thay trên quê Bác, ngày mùa ở Kim Liên (Nam Đàn) dường như cũng đẹp hơn, rộn ràng hơn. 

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

Tình người ở… 'xóm chạy thận'

(Baonghean.vn) - Dẫu tương lai phía trước còn rất mịt mờ nhưng bằng tình thương, sự động viên của cộng đồng và sự đồng cảm của những con người cùng cảnh ngộ, trên những gương mặt xám nghoét vì thiếu máu, vì chạy thận lâu ngày, tôi vẫn thấy nụ cười luôn toả nắng...

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Bác Hồ

Chuyện những người từng vinh dự được gặp Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Bác Hồ là lãnh tụ thiên tài của đất nước, vị Cha già của dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, không chỉ người dân Việt Nam mà khắp thế giới đều ngưỡng mộ Người. Những ai từng được gặp gỡ, làm việc bên Bác đều xem đó là may mắn và niềm vinh dự theo suốt cuộc đời…

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

Thiếu nhi Nghệ An làm theo lời Bác dạy

(Baonghean.vn) - Để hiểu hơn về những nỗ lực của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh trong việc đồng hành với các em thiếu nhi làm theo lời Bác dạy, Báo Nghệ An có cuộc trò chuyện với đồng chí Trần Linh - Phó Bí thư Tỉnh đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội tỉnh Nghệ An.

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã nghèo Huồi Tụ, Kỳ Sơn

Viettel Nghệ An ‘Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương’ tại xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn

(Baonghean.vn) - Hướng tới kỷ niệm 35 năm Ngày truyền thống Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), vừa qua, Viettel Nghệ An triển khai chương trình "Lan tỏa tri thức - Kết nối yêu thương" tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Huồi Tụ 1, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn.

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

Nhìn nhận và đối mặt bệnh 'sợ trách nhiệm' ở thanh niên

(Baonghean.vn) - "Bệnh sợ trách nhiệm" là tiêu đề bài báo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đăng trên Tạp chí Cộng sản; được nhắc đến trong cuốn sách "Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh".

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

Nghệ An tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự kỷ

(Baonghean.vn) - Chiều 13/5, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị tổng kết Dự án "Thúc đẩy thực thi quyền trẻ em, đảm bảo trẻ em được tiếp cận với các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục đối với trẻ em bị hội chứng rối loạn phổ tự kỷ”.