Tăng cường thanh, kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm

(Baonghean) - Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Nghệ An vừa ban hành Kế hoạch “Triển khai thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm năm 2015” trên địa bàn toàn tỉnh, nhằm đánh giá thực trạng việc thực hiện các quy định về bảo đảm ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, dịch vụ ăn uống, bếp ăn tập thể, thức ăn đường phố (gọi chung là cơ sở thực phẩm); thực trạng chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của một số sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường. Thông qua việc thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, giám sát kết hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các quy định của pháp luật, các kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân trong việc lựa chọn mua, tiêu dùng các sản phẩm thực phẩm an toàn, tẩy chay các cơ sở thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, các sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, gia súc và sản phẩm gia súc, gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không bảo đảm an toàn.
Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát:
Đối với cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm: Tập trung xem xét:
a) Giấy đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề sản xuất;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định;
c) Giấy khám sức khỏe cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (1 lần/1 năm);
d) Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (đến ngày 26/5/2015 không còn hiệu lực);
đ) Giấy xác nhận kiến thức VSATTP cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (có giá trị trong 3 năm);
e) Kết quả kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm định kỳ theo quy định;
f) Hồ sơ công bố tiêu chuẩn/ công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định;
g) Kiểm nghiệm nguồn nước sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm theo quy định 6 tháng/lần (nếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, bể chứa);
h) Quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm theo nguyên tắc một chiều;
i) Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;
k) Biện pháp phòng chống côn trùng, động vật gây hại;
l) Ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm thực phẩm theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
m) Điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến thực phẩm;
n) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật liên quan đến ATTP. 
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm: Tập trung xem xét việc thực hiện các quy định:
a) Giấy đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định;
c) Giấy khám sức khỏe cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (1 lần/1 năm); 
d) Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (đến ngày 26/5/2015 không còn hiệu lực);
đ) Giấy xác nhận kiến thức VSATTP cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (có giá trị trong 3 năm);
e) Công bố tiêu chuẩn/ công bố hợp quy/ công bố phù hợp quy định ATTP;
f) Kiểm tra hồ sơ, nguồn gốc thực phẩm nhập khẩu;
g) Ghi nhãn, quảng cáo sản phẩm thực phẩm;
h) Hồ sơ về chất lượng sản phẩm thực phẩm;
i) Điều kiện bảo đảm ATTP trong kinh doanh thực phẩm;
k) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật liên quan đến ATTP.
Đối với cơ sở dịch vụ ăn uống:
a) Giấy đăng ký kinh doanh phù hợp ngành nghề sản xuất, kinh doanh;
b) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP;
c) Giấy khám sức khỏe cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (1 lần/1 năm);
d) Giấy chứng nhận tập huấn kiến thức ATTP cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (đến ngày 26/5/2015 không còn hiệu lực);
đ) Giấy xác nhận kiến thức VSATTP cho chủ cơ sở và nhân viên theo quy định (có giá trị trong 3 năm);
e) Điều kiện bảo đảm ATTP, bao gồm điều kiện cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ, con người;
f) Quy trình chế biến thực phẩm theo nguyên tắc một chiều;
g) Nguồn gốc nguyên liệu, phụ gia thực phẩm;
h) Tủ lưu mẫu và quá trình lưu mẫu theo quy định;
i) Kiểm nghiệm nguồn gốc nước sử dụng trong chế biến thực phẩm theo quy định 6 tháng/lần (nếu sử dụng nước giếng khoan, giếng đào, bể chứa); Hợp đồng cung cấp nước và hóa đơn sử dụng nước nếu có sử dụng nước máy);
k) Biện pháp phòng, chống côn trùng, động vật gây hại;
l) Lấy mẫu kiểm nghiệm khi cần thiết;
m) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật liên quan đến ATTP.
Đối với cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố:
a) Cơ sở có bảo đảm cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm;
b) Thức ăn có được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm ATTP;
c) Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, thực phẩm bao gói, chế biến sẵn;
d) Kiểm tra điều kiện bảo đảm ATTP (cơ sở, trang thiết bị dụng cụ, con người);
đ) Kiểm tra nguồn nước phục vụ việc chế biến, kinh doanh;
e) Kiểm tra điều kiện về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh thực phẩm;
f) Dụng cụ chứa đựng, thu gom rác thải nơi kinh doanh thức ăn đường phố;
g) Lấy mẫu kiểm nghiệm khi cần thiết;
h) Các nội dung khác theo quy định của pháp luật liên quan đến ATTP.
PV

tin mới

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.