Điểm lại những vụ doanh nghiệp xả thải bị lật tẩy

(Baonghean.vn) – Những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã bất chấp các quy định về môi trường thực hiện hành vi xả thải trái quy định. Tuy nhiên, những hành vi khuất tất đó đã bị cơ quan chức năng phát hiện và có hình thức xử phạt nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật. 

1. Vedan xả thải ra sông Thị Vải

Một óng xả chất thải của Vedan bị đoàn kiểm tra phát hiện thời điểm đó.
Một óng xả chất thải của Vedan bị đoàn kiểm tra phát hiện thời điểm đó. Ảnh Internet

Ngày 13/9/2008, Cục Cảnh sát môi trường, Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hiện Công ty Vedan (doanh nghiệp vốn FDI) đóng tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai xả một lượng nước thải lớn chưa qua xử lý ra sông Thị Vải.

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố kết quả điều tra 10 sai phạm của Vedan, trong đó có hành vi xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 10 lần trở lên đối với nhà máy sản xuất tinh bột biến tính của công ty. 

Bộ Tài nguyên Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường đối với Vedan với tổng số tiền phạt là 267,5 triệu đồng, buộc truy nộp phí bảo vệ môi trường hơn 127 tỷ đồng. 

Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương, kiên quyết tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý việc vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đối với Công ty Vedan.

2. Sonadezi xả thải ra sông Đồng Nai

Tháng 8/2011, cảnh sát môi trường kiểm tra đột xuất Nhà máy xử lý nước thải Sonadezi, (thuộc Công ty cổ phần dịch vụ Sonadezi vận hành nhà máy xử lý nước thải của Khu công nghiệp Long Thành, Đồng Nai) phát hiện nước trong hồ sinh thái để xử lý nước thải chảy ra rất hôi thối, có màu đen ngòm.

Nhà máy này có công suất xử lý nước thải khoảng 100.000 m3 một ngày đêm, thu gom nước thải của 65/66 công ty trong khu công nghiệp (chủ yếu là dệt và nhuộm) để xử lý qua các bể khử trùng hồ tập trung, hồ hoàn thiện.

Van xả nước từ hồ sinh thái của nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành ra miệng cống rạch Bà Chèo
Van xả nước từ hồ sinh thái của nhà máy xử lý nước thải KCN Long Thành ra miệng cống rạch Bà Chèo. Ảnh báo Người lao động.

Theo quy trình, nước thải đổ về hồ sinh thái, sau khi đạt chuẩn mới cho ra rạch Bà Chèo, đổ vào sông Đồng Nai. Song khi cơ quan chức năng kiểm tra, nước thải chưa được xử lý tại nhà máy đang đổ trực tiếp ra môi trường. Công ty này sau đó bị xử phạt 405 triệu đồng cùng yêu cầu khắc phục một số hậu quả. 

3. Công ty TNHH Miwon Việt Nam xả nước thải vượt quy định

Tháng 12/2014, Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Miwon Việt Nam tại TP Việt Trì, Phú Thọ với số tiền 515 triệu đồng, vì hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên.

Ngoài ra, Công ty Miwon còn phải chịu hình phạt bổ sung và bị đình chỉ hoạt động do hành vi xả nước thải, trong thời gian ba tháng. Đồng thời, trong thời gian sáu tháng, công ty buộc phải khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép đã gây ra.

Trước đó, vào tháng 4/2014, Công ty TNHH Miwon cũng đã bị UBND tỉnh Phú Thọ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính do hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải.

4. Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam (100% vốn Đài Loan) xả thải vượt chuẩn ra môi trường

Một góc xưởng nhuộm của Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam. Sau gần 6 năm hoạt động, Công ty vẫn không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của xưởng nhuộm. Ảnh báo Bà rịa - Vũng tàu
Một góc xưởng nhuộm của Công ty Mei Sheng Textiles Việt Nam. Sau gần 6 năm hoạt động, Công ty vẫn không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của xưởng nhuộm. Ảnh báo Bà Rịa - Vũng Tàu.

Kết luận thanh tra của Tổng cục Môi trường ban hành ngày 11/4/2016 đối với Công ty TNHH Mei Sheng Textiles Việt Nam đóng tại cụm công nghiệp Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ ra nhiều vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường. Cụ thể, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không cấp phép cho sản phẩm nhuộm của công ty nhưng công ty này vẫn tự ý xây dựng và đưa vào hoạt động phân xưởng nhuộm với công suất gần 1.100 tấn/năm.

Công ty đã tự ý khoan 26 giếng khoan (23 giếng đang hoạt động) và theo tính toán, mỗi ngày khai thác trái phép, sử dụng khoảng 2.760 m3 nước ngầm để phục vụ sản xuất, sinh hoạt mà không có giấy phép khai thác nước dưới đất và cũng như giấy phép xả thải nước thải vào nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước.

Các cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã niêm phong toàn bộ 28 cụm máy nhuộm tại cụm công nghiệp Ngãi Giao trong thời hạn 3 tháng để công ty này thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.

5. Nhà máy đường Hòa Bình xả thải làm cá chết hàng loạt trên sông Bưởi

Nhà máy Đường Hòa Bình đã bị phạt 480 triệu đồng và dừng hoạt động trong 6 tháng vì xả thải sai quy trình làm cá chết hàng loạt trên sông Bưởi
Nhà máy Đường Hòa Bình xả thải sai quy trình làm cá chết hàng loạt trên sông Bưởi. Ảnh báo đầu tư

Từ ngày 4/5/2016, trên sông Bưởi đoạn giáp xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hóa Bình chảy dọc địa bàn xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa nước sông đổi màu đen lục, sủi bọt, có mùi hôi và xuất hiện cá trên sông chết hàng loạt (cá lồng và cá tự nhiên).

Những ngày sau đó, phía hạ lưu sông Bưởi qua các xã Thạch Quảng, Thành Mỹ, Thành Vinh… huyện Thạch Thành đã xảy ra hiện tượng hàng chục tấn cá lồng bè chết hàng loạt.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hòa Bình và các cơ quan chức năng bước đầu xác định nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước sông Bưởi là do xả thải của Nhà máy đường Hòa Bình, thuộc Cụm công nghiệp Lạc Sơn, xã Tân Mỹ, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Trong thời gian từ 15-3 đến 25-4, doanh nghiệp này đã xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông Bưởi, với lưu lượng 250 m3 - 300 m3/ngày đêm. 

Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định xử phạt Nhà máy Đường Hòa Bình 480 triệu đồng về hành vi xả thải chưa đúng quy trình ra sông Bưởi làm cá chết hàng loạt.  

UBND tỉnh Hòa Bình cũng đã quyết định đình chỉ hoạt động doanh nghiệp này trong 6 tháng, buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi xả nước thải chưa qua xử lý và xả nước thải ra nguồn nước khi chưa được cấp phép của cơ quan quản lý nhà nước.

T. Duy

(Tổng hợp)

TIN LIÊN QUAN

tin mới

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời kiến nghị cử tri Nghệ An về Dự án sửa chữa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trả lời kiến nghị cử tri Nghệ An về Dự án sửa chữa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai

(Baonghean.vn) - Dự án sửa chữa, nâng cấp đê Lương - Yên - Khai, huyện Thanh Chương đã triển khai từ năm 2011, do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An làm chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện dự án từ nguồn hỗ trợ của Trung ương để khắc phục hậu quả mưa lũ.

Khó khăn chồng chất khi chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1A

Khó khăn chồng chất khi chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng dự án mở rộng Quốc lộ 1A

(Baonghean.vn) - Sau khi Chính phủ bổ sung 1.275 tỷ đồng cho Nghệ An giải quyết đền bù giải phóng mặt bằng của các dự án mở rộng Quốc lộ 1A, UBND tỉnh cũng đã thành lập ban chỉ đạo, và đôn đốc các địa phương gấp rút triển khai. Tuy vậy, việc thực hiện đến nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

Vai trò tổ liên ngành trong giải quyết đơn thư, tranh chấp ở Quỳ Hợp

(Baonghean.vn) - Trên cơ sở ban hành các quy chế phối hợp, tổ công tác liên ngành xử lý, giải quyết các đơn thư, tranh chấp, vụ việc phát sinh trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đã được thành lập, đi vào hoạt động. Đây là mô hình đầu tiên được triển khai trên địa bàn tỉnh, bước đầu cho thấy hiệu quả.