Nâng cao giá trị kinh tế rừng trồng

(Baonghean) - Cả một vùng rừng mênh mông rộng hơn 20 nghìn ha ở 28 xã phía Tây huyện là tiềm năng to lớn của Yên Thành trong phát triển kinh tế và giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.  

Từ những năm 1987 - 1988, gia đình ông Phan Trọng Thọ đã nhận  120 ha vùng rừng Đồng Phú ở xã Đồng Thành, trong đó chỉ có khoảng 20 ha là khe suối và đường đi lại. Với một ít diện tích đã có cây dẻ, gia đình ông vừa bảo vệ, vừa trồng thêm. Cây dẻ dễ trồng, 7 năm cho hạt, đến nay gia đình ông đã có gần 50 ha dẻ, mỗi năm thu hái hàng trăm tấn quả. Anh Phan Trọng Lương (con trai ông Thọ) cho biết: “Ngoài dẻ, bố con tôi phát cây, làm đất trồng keo. Hiện trên vùng rừng gia đình đã nhận, mấy chục ha dẻ có tuổi đời gần 30 năm, hiện đang xin giấy phép để khai thác lấy gỗ bán cho các cơ sở sản xuất gỗ, than xuất khẩu để trồng rừng mới. Trên 50 ha keo cũng đã cho thu hoạch một lứa, lứa thứ 2 hiện đã trồng được từ 2 - 3 năm”. Trên vùng đồi rừng này, lợi dụng cảnh quan đẹp của đập Vệ Vừng, năm 2013 anh Lương còn đầu tư gần 3 tỷ đồng, bạt đất, xây dựng nhà hàng, sân bóng chuyền, mua thuyền vịt, với “tham vọng” biến nơi đây thành khu du lịch sinh thái. 
Vườn ươm cây giống ở trang trại cam Thiên Sơn (Đồng Thành).
Vườn ươm cây giống ở trang trại cam Thiên Sơn (Đồng Thành).
Còn với xã miền núi thấp Đồng Thành có lợi thế vườn rừng và vườn đồi. Ông Thái Văn Thành, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên địa bàn có nhiều loại rừng nhưng hiệu quả nhất vẫn là phát triển cây nguyên liệu keo, bạch đàn. Phong trào trồng cây nguyên liệu đã có từ trước năm 1990 nhưng phát triển mạnh nhất từ năm 2000 đến nay. Mặc dù trên địa bàn huyện chưa có nhà máy chế biến, người dân vẫn đang rất hào hứng với cách làm giàu từ rừng nguyên liệu.
Bà con còn có thêm nguồn thu đáng kể từ chăn nuôi và các loại cây trồng xen. “Khi keo, bạch đàn chưa có tán, bà con trồng xen phía dưới các loại cây sắn, đậu các loại, kết hợp chăn nuôi để nâng cao thu nhập. Gắn với kinh tế rừng là kinh tế vườn đồi ở những triền đồi có độ dốc vừa phải nằm phía dưới rừng. Hiện chúng tôi đang tập trung cho dự án phát triển các loại cây có múi như chanh, cam, bưởi, là những loại cây vừa cho hiệu quả cao vừa phù hợp chất đất. Đặc biệt là cây cam, vốn đã được trồng ở Đồng Thành từ rất lâu rồi nhưng chỉ mới có sự đầu tư phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây…”, ông Thành cho biết thêm.
Những năm qua, lâm nghiệp đang trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế ở Thịnh Thành. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có độ che phủ của xã là 1.820 ha, trong đó diện tích tràm nguyên liệu 1.500 ha, khoanh nuôi bảo vệ 80 ha. Ông Hoàng Văn Minh, Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Bên cạnh việc bảo vệ, hàng năm không để xảy ra cháy rừng, địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm khai thác tốt tiềm năng kinh tế đồi rừng, trồng cây nguyên liệu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao. Hiện Thịnh Thành có 70 ha mía, 100 ha sắn. Để nâng cao hiệu quả kinh tế vườn đồi, xã đã vận động bà con tập trung cải tạo vườn tạp và một phần diện tích đất đồi thấp sang trồng cây ăn quả có giá trị cao như  bưởi, táo, cam… đến nay diện tích đã lên tới gần 100 ha.
Trong định hướng phát triển những năm tới, xã xác định nỗ lực thu hút các dự án hỗ trợ trồng rừng, quy hoạch số diện tích khoanh nuôi tái sinh sang rừng sản xuất. Ông Minh chia sẻ: “Chúng tôi sẽ tăng cường quản lý việc khai thác với trồng mới, trồng lại rừng sau thu hoạch, khuyến khích phát triển trang trại lâm nghiệp, gắn với chăn nuôi, phấn đấu xây dựng 5 đến 7 mô hình làm ăn có hiệu quả. Đồng thời, làm tốt công tác PCCCR, đẩy mạnh trồng cây phân tán trên các trục đường giao thông và cơ quan, công sở, phấn đấu đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt  trên 50%”.
Huyện Yên Thành có gần 22 nghìn ha đất đồi rừng ở 28/39 xã, thị, chiếm gần 50% diện tích đất tự nhiên của huyện. Hiện, diện tích trên cơ bản đã được phủ xanh bằng các loại cây nguyên liệu. Những năm qua, huyện luôn xác định phát triển kinh tế đồi rừng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để đột phá nâng cao thu nhập, đời sống của người dân các xã vùng miền núi, vừa giải quyết việc làm cho bà con, đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần giữ hồ đập, tích nước, chống xói mòn, sạt lở, đảm bảo môi trường sinh thái và giảm ô nhiễm môi trường. Nhiều vùng rừng đã đến kỳ thu hoạch đạt từ 100 - 200 triệu đồng/chu kỳ/ha. Bên cạnh đó, những năm gần đây, huyện cũng tập trung phát triển các loại cây có múi  hiệu quả cao như cam ở Minh Thành, Đồng Thành, táo ở Minh Thành, vải ở Tiến Thành... 
Phát triển kinh tế đồi rừng ở Yên Thành có nhiều thuận lợi. Khâu tiêu thụ đang khá ổn định, huyện đang dự định kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sản phẩm tại xã Đồng Thành. Sản phẩm từ đồi rừng như gia súc, gia cầm, các loại cây ăn quả hiện cũng tiêu thụ khá dễ, được thị trường ưa chuộng. Từ lợi thế đất đai rộng, các địa phương tận dụng, phát triển đàn gia cầm và gia súc, đại gia súc như trâu, bò, lợn, gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển chăn nuôi ở vùng đồi rừng còn giải quyết được vấn đề đưa chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sống. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn không ít những khó khăn. Hệ thống đường giao thông đi lại, vận chuyển sản phẩm còn nhiều bất cập. Một số tuyến đường nguyên liệu chính đang xuống cấp và có đường chưa được đầu tư nâng cấp, đi lại rất khó khăn. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi tưới cho các loại cây trồng cạn cũng như phục vụ phát triển chăn nuôi ở các xã vùng cao hầu như chưa có.
Ông Nguyễn Văn Dương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Huyện sẽ tiếp tục rà soát lại quy hoạch cụ thể ở  từng vùng để bố trí các loại cây trồng phù hợp. Chuyển một số diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, hiệu quả kinh tế thấp, tập trung chủ yếu dọc tuyến đường Khùa ở các xã Tây Thành, Đồng Thành, Thịnh Thành, Nam Thành, Quang Thành… sang trồng rừng kinh tế kết hợp chăn nuôi và trồng cây ăn quả, đầu tư xây dựng lại mạng lưới giao thông, nâng cấp hồ đập, hỗ trợ nhân dân đào giếng khoan cung cấp nước cho sản xuất và chăn nuôi. Đặc biệt, có các giải pháp nhằm tăng cường sự hỗ trợ đầu tư vốn ban đầu cho người dân vì trồng rừng và phát triển chăn nuôi đều cần số vốn ban đầu lớn. 
Bài, ảnh: Phú Hương

tin mới

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

Bùng nổ khuyến mại lên tới 50% trên toàn hệ thống WinMart

(Baonghean.vn) - Từ nay cho đến hết 8/5/2024, chuỗi bán lẻ của WinCommerce sẽ triển khai tích cực các chương trình khuyến mại định kỳ áp dụng giá tốt cho hơn 600 sản phẩm giá siêu sốc và Tuần lễ Thương hiệu Clear tại hơn 3600 điểm bán trên toàn quốc, mang tới nhiều ưu đãi cho hội viên WiN.

"Tài chính vững vàng- sẵn sàng bứt phá" từ BAC A BANK. Ảnh: BAB

BAC A BANK ưu đãi lãi suất vay - Trao doanh nghiệp 'đặc quyền vượt trội' để bứt phá kinh doanh

(Baonghean.vn) - Đồng hành cùng các doanh nghiệp củng cố lợi thế cạnh tranh, tối ưu hiệu quả kinh doanh, hướng tới mục tiêu tăng trưởng toàn diện, BAC A BANK triển khai Chương trình ưu đãi lãi suất cho vay trung dài hạn “Tài chính vững vàng - Sẵn sàng bứt phá” với tổng hạn mức lên tới 3.000 tỷ đồng.

Xuân Hoàng

Khi nào thì vận hành lưới điện 110kV ở Tân Kỳ?

(Baonghean.vn) - Mặc dù dự án lưới điện 110kV của huyện Tân Kỳ đã được đầu tư xây dựng cách đây hơn 2 năm, nhưng do vướng mắc giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện Đô Lương nên đến nay vẫn chưa đưa vào vận hành được.

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

Nỗ lực ‘đánh thức’ báu vật du lịch Pù Mát

(Baonghean.vn) - Vườn Quốc gia Pù Mát là “kho báu” trong khai thác giá trị kinh tế ngành du lịch, dịch vụ theo hướng sinh thái bền vững. Hiện, chính quyền và người dân đang nỗ lực xây dựng các mô hình dịch vụ du lịch xanh, bước đầu cho hiệu quả, song vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tháo gỡ.

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh kỷ niệm 10 năm thành lập

(Baonghean.vn) - Cùng với việc tạo ra hàng trăm nghìn cơ hội kinh doanh và trị giá doanh số giao dịch, kinh doanh lên tới hàng nghìn tỷ đồng, BNI vùng Thanh Nghệ Tĩnh còn tích cực tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện, an sinh xã hội trên địa bàn.

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

Thị trường vàng Nghệ An im ắng trước giờ 'G'

(Baonghean.vn) -Ngày mai (22/4) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tổ chức đấu thầu 16.800 lượng vàng SJC, nhằm góp phần hạ nhiệt giá vàng, thu hẹp khoảng cách giá vàng trong nước với giá vàng thế giới. Trước thông tin này, thị trường vàng Nghệ An trong những ngày qua khá trầm lắng, giao dịch giảm hẳn…