Xây dựng Cánh đồng mẫu lớn: Quan tâm đến lợi ích nhà nông

(Baonghean) - Những năm qua, từ chủ trương xây dựng cánh đồng mẫu và sau đó là cánh đồng mẫu lớn, nhiều địa phương đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, cùng với những thành công thấy rõ, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.

Những mô hình hiệu quả
Vượt qua những triền đồi thoải rộng, cánh đồng mía của xã Nghĩa Phú (Nghĩa Đàn) được thực hiện theo mô hình cánh đồng mẫu lớn (CĐML) do Nhà máy đường NASU phối hợp với huyện Nghĩa Đàn xây dựng phát triển xanh tươi. Ông Hồ Hữu Hoàn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Dù ngay sau khi trồng gặp hạn, mấy tháng trời không hề mưa, nhưng nhờ được chăm sóc, bón phân đúng quy trình, nên 8 ha mía giống KL 92- 11 ở CĐML này vẫn phát triển rất tốt. Huyện đã trích 60 triệu đồng từ ngân sách đầu tư khoan 5 cái giếng, xã cũng cân đối hỗ trợ thêm 50 triệu đồng xây dựng đường điện, đường ống tưới. Giữa tháng 9 có thể đưa vào sử dụng tưới cho cây mía. Các hộ nông dân được cán bộ khuyến nông huyện, xã và nhà máy tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, đầu tư phân bón hợp lý cho mía ở từng giai đoạn. Chưa đến kỳ thu hoạch, nhưng bằng kinh nghiệm, những nông dân tham gia vào sản xuất ở mô hình CĐML đều rất tự tin và kỳ vọng vào một mùa mía bội thu, năng suất có thể lên tới 130 - 150 tấn/ha, cao hơn sản xuất bình thường từ 60 - 80 tấn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. 
Thu hoạch lúa hè thu ở Yên Thành. 	Ảnh: Hồ Các
Thu hoạch lúa hè thu ở Yên Thành. Ảnh: Hồ Các
Từ năm 2013, năm đầu tiên triển khai xây dựng mô hình CĐML, Nghệ An đã có 15 mô hình. Nhìn chung các mô hình đều cho năng suất vượt trội so với sản xuất đại trà. Trên đà thành công đó, trong 2 năm (2014 và 2015), ngành Nông nghiệp tiếp tục thực hiện các mô hình và đạt những kết quả đáng ghi nhận, trong đó nổi lên mô hình CĐML sản xuất ngô tại huyện Anh Sơn đạt năng suất cao nhất từ trước đến nay (trên 50 tạ/ha). Nhìn chung, tại các CĐML đều cho năng suất cao, đồng đều. Có những vụ sản xuất do ảnh hưởng của thời tiết, bệnh đạo ôn xuất hiện nhiều trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, tại các CĐML, do công tác BVTV được tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hơn nữa một số giống kháng bệnh tốt được đưa và sản xuất nên ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh gây hại. 
Có thể nói, việc tổ chức sản xuất theo mô hình CĐML đã được các địa phương, đơn vị tích cực triển khai thực hiện, đem lại hiệu quả cao về kinh tế và xã hội, tăng thu nhập cho người nông dân, doanh nghiệp, góp phần xây dựng NTM. Ông Phan Duy Thiều, Phó phòng Kế hoạch - Tài chính, Sở NN&PTNT cho biết: Cơ bản các mô hình đều đạt mức tăng năng suất, chất lượng từ 10 -15% so với đại trà. Từ đó, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích cũng tăng cao (đạt mức bình quân trên 100 triệu đồng/ha/năm), góp phần nâng cao thu nhập cho người dân. Sản phẩm của các CĐML chủ yếu là lúa chất lượng cao như AC5, Vật tư NA2,... dễ tiêu thụ, có giá trị cao trên thị trường, chủ yếu được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với giá cao hơn lúa thường ít nhất 10%, nên người nông dân có thu nhập cao hơn. Sản xuất theo mô hình CĐML, người nông dân có thu nhập cao hơn từ  10 - 15% so với sản xuất bình thường. Ví như giá thu mua lúa AC5 của Công ty TNHH KHCN Vĩnh Hòa là 8.000 - 9.000 đồng/kg, trong khi giá lúa thường chỉ 5 - 6.000 đồng/kg; lúa VTNA2, DT 68 được Tổng công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An thu mua với giá cao từ 10 - 15% so với giá thóc thường; nhất là lạc vụ thu đông 2014 được bán giống với giá 35 - 40 nghìn đồng/kg... Đồng thời, doanh nghiệp cũng có điều kiện để thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm đảm bảo chất lượng, nguồn gốc.
Điều quan trọng nhất, theo đánh giá của các chuyên gia ngành Nông nghiệp cũng như cán bộ các địa phương, CĐML đã hình thành phương thức sản xuất có đầu tư đúng, đủ theo quy trình kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp. Như việc xây dựng CĐML sản xuất lúa tại xã Môn Sơn (Con Cuông), Tam Thái (Tương Dương), Quế Phong, Quỳ Châu,… đạt kết quả tốt là những mô hình trực quan sinh động, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn các địa phương miền núi. Đồng thời, tạo được mối liên kết hiệu quả giữa “4 nhà” trong sản xuất. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị như Tổng Công ty CP vật tư nông nghiệp Nghệ An, Công ty TNHH Vĩnh Hòa, Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An… đã vào cuộc tích cực. Thực hiện đầu tư cho vay, ứng trước giống, phân bón, cam kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, tạo mối liên kết tốt giữa người sản xuất với các doanh nghiệp. Các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến được đưa vào sản xuất. Xây dựng được các CĐML cũng góp phần tạo điều kiện đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập cho người nông dân; cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thông kênh mương tưới tiêu, đường giao thông nội đồng... được hỗ trợ, lồng ghép đầu tư xây dựng tại các mô hình CĐML phục vụ ngày càng tốt hơn cho sản xuất. Có thể khẳng định, việc tổ chức sản xuất theo mô hình CĐML đã đáp ứng kịp thời yêu cầu sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Đây là cơ sở để chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa, tăng năng suất, chất lượng các loại cây trồng, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Khắc phục khó khăn, đảm bảo hài hòa lợi ích
Tuy nhiên, theo ông Trần Thanh Bình, Phó phòng Nông nghiệp huyện Nghi Lộc, những năm qua, việc xây dựng CĐML trên địa bàn huyện bộc lộ một số hạn chế. Dễ nhìn thấy nhất là những bất cập trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân. Một số doanh nghiệp đã vào liên kết với nông dân sản xuất, nhưng tình trạng không tôn trọng cam kết vẫn còn xảy ra. Doanh nghiệp mua thấp hơn giá thị trường, người dân phá vỡ cam kết bán ra ngoài; hoặc trong trường hợp thu hoạch đại trà, lượng sản phẩm quá nhiều, doanh nghiệp không thu mua hết, bà con phải tự đi tiêu thụ. Như việc ế ẩm sản phẩm trong vụ dưa vừa qua tại CĐML xã Nghi Long là một ví dụ. 
Theo ông Hồ Ngọc Sỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT, hạn chế hiện nay là tính bền vững của một số mô hình CĐML chưa cao. Đã có nhiều CĐML được xây dựng thành công, đạt hiệu quả cao, nhưng nếu thiếu sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì vấn đề duy trì liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sẽ gặp nhiều khó khăn. Từ tập quán sản xuất nhỏ lẻ, tư tưởng ỷ lại của người dân, cùng sự chỉ đạo chưa quyết liệt của các cấp chính quyền, việc nhân rộng mô hình, nhất là ở các huyện miền núi sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chỉ mới chủ yếu tập trung các yếu tố đầu vào của sản xuất như cung ứng giống, cho vay phân bón. Trên địa bàn tỉnh chưa có nhiều doanh nghiệp mạnh đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là lĩnh vực bảo quản, chế biến sau thu hoạch, tham gia xuất khẩu nông sản, nên chưa tiêu thụ hết sản phẩm sản xuất của nông dân. Trong khi đó, người dân lại đang có nhiều hạn chế do tập quán, thói quen và tư tưởng sản xuất nhỏ, manh mún còn khá phổ biến. Xây dựng mô hình CĐML có rất nhiều hộ tham gia, trong khi điều kiện kinh tế, năng lực đầu tư, trình độ sản xuất của các hộ nông dân không đồng đều, làm ảnh hưởng đến chất lượng mô hình. Cùng đó, nhiều hộ chưa có ý thức tuân thủ chặt chẽ hợp đồng, bình thường vẫn bán sản phẩm cho doanh nghiệp nhưng khi thị trường có giá cao hơn thì sẽ không ngần ngại phá vỡ cam kết, thậm chí không trả nợ cho doanh nghiệp nếu sản xuất không thuận lợi. Vì những khó khăn đó mà hiện nay CĐML mới chỉ dừng lại ở mô hình mà chưa nhân ra được diện rộng.
Phát huy hiệu quả của các CĐML, tỉnh đã có chủ trương tiếp tục xây dựng các cánh đồng lớn (CĐL) trên địa bàn toàn tỉnh. Để thành công, trước hết các cấp, ngành, địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất, xây dựng CĐL để người dân hiểu và tích cực, tự giác tham gia. Đồng thời đẩy mạnh việc tập huấn nâng cao kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hoá cho nông dân. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi ruộng đất, chỉnh trang đồng ruộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng các CĐL trên địa bàn tỉnh. Đưa nhanh các tiến bộ KHKT, công nghệ tiên tiến vào sản xuất trên các CĐL, nhất là những tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, công nghệ sản xuất. Đồng thời, tăng cường hợp tác sản xuất, liên kết tốt “4 nhà” trong sản xuất nông sản hàng hoá theo mô hình CĐL, đặc biệt là sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp trong việc thu mua, chế biến, tiêu thụ nông sản cho người dân. Cùng đó, tăng cường sự vào cuộc của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chuyên môn, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, người dân tham gia thực hiện.
Phú Hương

tin mới

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.