Lao đao xuất khẩu nông thủy sản

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tháng 9 ước đạt 2,15 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành 9 tháng năm 2015 lên 21,65 tỷ USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2014. Đây là mức giảm liên tiếp trong những tháng gần đây. Thực tế này đòi hỏi phải có giải pháp cơ cấu lại sản xuất và thị trường tiêu thụ để nâng cao giá trị xuất khẩu những tháng cuối năm.
.
.
Điều đáng nói, kim ngạch xuất khẩu của hầu hết mặt hàng nông sản đều bị suy giảm nghiêm trọng, đặc biệt các ngành hàng vốn được xem là thế mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu của ngành. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 10,29 tỷ USD, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2014, giảm rất mạnh ở các mặt hàng, như: cà phê (32%), cao su (13,7%) và gạo (15,7%). Điều này tác động xấu đến nông nghiệp Việt Nam.
Các nhà phân tích nhận định có khá nhiều vấn đề nổi cộm về giá xuất khẩu của nông sản Việt, dù được khuyến cáo cả chục năm nay, nhưng vẫn là "chuyện biết rồi... khổ lắm... nói mãi". Nguyên nhân lớn nhất đó là tình trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam vẫn chủ yếu ở dạng thô và nhằm vào những thị trường dễ tính, dễ bị ép giá.
Như mặt hàng gạo, quá tự hào là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới, nhưng giá chào bán gạo của Việt Nam luôn ở mức thấp trong số các quốc gia xuất khẩu gạo, thấp hơn 10-50USD giá bình quân thế giới. Điều đó khiến kim ngạch xuất khẩu gạo không đáp ứng như kỳ vọng.
Hoặc mặt hàng cà phê cũng không thoát khỏi tình trạng giảm về khối lượng và giá trị. Đó là do thói quen xuất khẩu cà phê thô nên từ trước đến nay, dù có sản lượng lớn nhưng các doanh nghiệp cà phê trong nước vẫn không làm chủ được giá xuất khẩu mà để cho nhà đầu cơ khống chế.
Với ngành cao su, khoảng 3 năm nay, giá liên tục giảm sâu, không ít doanh nghiệp lao đao vì khó tìm đầu ra mà giá xuất khẩu cũng kém so với mặt bằng chung. Tương tự, xuất khẩu thủy sản cũng giảm mạnh. Giá các mặt hàng thủy sản chính như cá tra và tôm cũng không mấy khả quan nên giá trị xuất khẩu thủy sản 9 tháng giảm 17,8% so với cùng kỳ năm 2014.
Có một vấn đề tồn tại lâu nay, đó là nhóm hàng nông sản, thủy sản khi xuất khẩu sang các thị trường Hoa Kỳ, Australia, EU và nhiều thị trường khó tính khác thường xuyên gặp phải rào chắn về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Tôm, cá tra, và nhiều loại nông sản khác đã từng bị Hoa Kỳ, Nhật Bản cấm nhập khẩu do tồn dư kháng sinh, hóa chất cao, không đạt tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho xuất khẩu nông sản, thủy sản sụt giảm.
Trước những khó khăn dẫn đến sự sụt giảm mạnh của những ngành hàng nông, thủy sản chủ lực, Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu Bộ NN-PTNT phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các hiệp hội và doanh nghiệp bàn giải pháp tháo gỡ, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. Vấn đề quan trọng lúc này là phải thay đổi tư duy theo hướng thị trường. Bởi lẽ, nhìn tổng thể, thị trường nông nghiệp nước ta rất rời rạc, méo mó.
Lâu nay chúng ta chỉ lo tăng năng suất, sản lượng mà không xem xét yếu tố giá trị gia tăng, không lo hiệu quả, chỉ tập trung sản xuất cho thị trường thấp, chất lượng thấp, dễ tính. Các mặt hàng lúa, gạo, cà phê… đều có sản lượng lớn, thuộc tốp dẫn đầu thế giới, song chúng ta vẫn chỉ sản xuất theo tư duy sợ đói và hướng tới các thị trường dễ tính sẽ rất khó gia tăng giá trị và cạnh tranh trên thương trường.
Một vấn đề nữa cũng làm nông sản Việt gặp rủi ro mất giá do tập trung quá nhanh, quá nhiều vào một số thị trường lớn, trong đó Trung Quốc chính là thí dụ điển hình. Năm 2015, Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu chính, dẫn đến nông sản Việt Nam luôn phụ thuộc, ùn ứ hàng và bị ép giá. Một khi nền nông nghiệp chưa đẩy nhanh chiến lược nâng cao chất lượng, thương hiệu cho nông sản Việt, còn phụ thuộc vào một hai thị trường chủ yếu, dù xuất khẩu đến cỡ nào nhưng giá trị mang về vẫn thấp.
Vì thế, nền nông nghiệp nước ta cần phải xây dựng và phát triển chuỗi giá trị nông sản bền vững đáp ứng nhu cầu thị trường. Muốn làm được, các thành viên trong chuỗi giá trị (đặc biệt là nông dân, nhà sản xuất) phải có định hướng thị trường và trong chuỗi giá trị này không thể thiếu vai trò của Nhà nước và doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, về trung và dài hạn cần điều chỉnh cơ cấu đầu tư, đẩy mạnh chế biến, dịch vụ hỗ trợ, gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ vào nông nghiệp. Và đặc biệt cần đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, chú trọng dự báo chiến lược của đối thủ cạnh tranh, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất các ngành hàng nông sản có lợi thế phù hợp thương trường.
Theo saigondautu.com.vn

tin mới

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

Giá vàng lập đỉnh trên 92 triệu đồng/lượng, ở Nghệ An không có tình trạng chen chúc giao dịch vàng

(Baonghean.vn) -Giá vàng miếng SJC liên tục xô đổ mọi kỷ lục, tăng vọt lên trên 92 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng được điều chỉnh tăng thêm, chạm mốc 77 triệu đồng/lượng. Vàng tăng giá sốc, thị trường vàng ở Nghệ An chỗ đông đúc người giao dịch, chỗ lại vắng lặng….

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

Châu chấu gây hại cho rừng mét ở huyện Tân Kỳ

(Baonghean.vn) - Thời gian qua, châu chấu lưng vàng đã phát sinh tàn phá rừng mét ở huyện Tân Kỳ, nhiều diện tích đã bị châu chấu ăn trụi lá. Châu chấu lây lan, gây hại trên diện rộng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu không có các biện pháp phòng trừ hiệu quả.

Đường Namyangju Dasan

Những cung đường mộng mơ sắc tím giữa lòng thành Vinh

(Baonghean.vn) - Những ngày này, đi qua tuyến đường Namyangju Dasan và Phùng Chí Kiên, thành phố Vinh, nhiều người không khỏi ngỡ ngàng trước những hàng bằng lăng tím trải dài, đua nhau khoe sắc. Đây đang trở thành thành điểm check - in hấp dẫn ở thành Vinh thời điểm này.

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

Nông dân quê Bác tất bật vào mùa thu hoạch sen

(Baonghean.vn) - Tháng Năm, những bông sen vươn mình lên khỏi mặt nước, bung mình khoe sắc, toả ngát hương thơm. Thời điểm này, nông dân tất bật vào mùa thu hoạch hoa sen, phục vụ du khách về thăm quê Bác, nhập cho các thương lái trong và ngoài tỉnh…

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

Làm giàu bền vững từ tre, mét ở huyện biên giới Nghệ An

(Baonghean.vn) - Cùng với phát triển vùng nguyên liệu tre, mét giai đoạn 2021-2025, nhiều bản làng trên địa bàn huyện Tương Dương còn phục tráng rừng mét bản địa, tạo hiệu quả “kép”, giúp người dân nâng cao thu nhập, tạo sự đoàn kết trong xây dựng các phong trào ở thôn bản.

Xuân Hoàng

Trồng lúa theo hướng hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao ở 'quê lúa' Nghệ An

(Baonghean.vn) - Mô hình ứng dụng máy cấy không người lái, chăm sóc bằng máy bay nông nghiệp, sản xuất lúa theo hướng hữu cơ tại huyện Yên Thành trong vụ Xuân này mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt so với trồng lúa bằng phương pháp truyền thống, lãi tăng hơn 10 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

Giá dịch vụ gặt máy ở Nghệ An bình ổn

(Baonghean.vn) - Thời điểm này, các địa phương ở Nghệ An đang bước vào vụ thu hoạch lúa Xuân. Để tránh tình trạng “cò” máy gặt, nâng giá máy gặt gây khó khăn cho người dân, chính quyền các địa phương đã vào cuộc tích cực, triển khai nhiều giải pháp để không xảy ra tình trạng bảo kê máy gặt.

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

Giống lúa lai ba dòng SYN8: Thêm sự lựa chọn cho bà con nông dân

(Baonghean.vn) - Được đưa vào sản xuất trong điều kiện có nhiều bất lợi về thời tiết nhưng SYN8 vẫn phát triển rất tốt với những ưu thế vượt trội: Mạ khoẻ, chịu rét tốt, đẻ nhánh, sinh trưởng và phát triển khoẻ, chống chịu tốt với bệnh đạo ôn và sọc lá vi khuẩn, năng suất cao và ổn định.

Mướp hương ở xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn "cháy hàng" được giá. Ảnh: Văn Trường

Mướp hương Nghệ An 'cháy hàng' mùa nắng

(Baonghean.vn) - Nông dân trồng mướp hương tại xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn hiện rất phấn khởi do mướp hương luôn “cháy hàng” lại bán được giá cao, người trồng mướp có thêm nguồn thu nhập để cải thiện đời sống.