Chàng trai Đô Lương với mô hình nuôi gà tiền tỷ

(Baonghean.vn) - Từ bỏ công việc làm thuê ở miền Nam, Trần Hữu Đức (29 tuổi) ở xóm 7 xã Thuận Sơn (Đô Lương) quyết định về quê lập nghiệp. Đi lên từ chăn nuôi, sau 5 năm, anh đã có 2 trang trại chăn nuôi gà, doanh thu hàng năm đạt hơn 4 tỷ đồng.

Năm 2007, Đức rời nhà vào bình Dương làm việc, sau 4 năm ở miền Nam, gom góp được 1 số vốn, anh quyết định về quê khai phá đất đồi, xây dựng trang trại. Với số vốn 100 triệu ban đầu, Đức đổ vào nuôi lợn và gà, sau thấy nuôi lợn không hiệu quả, đã xoay sang nuôi gà vườn đồi và vịt trời. Anh đã thành công trong mô hình nuôi gà vườn đồi, đem lại nguồn thu nhập lớn.

1
Trần Hữu Đức chăm chút bên đàn gà

Hiện anh đã có 2 trang trại: Trại gà Thanh Đức rộng 3 ha, có 7 khu chăn nuôi và 1 khu chăm sóc; năm 2015, anh mở thêm trại gà Bình Minh rộng 7ha, có 3 khu chăn nuôi và 1 ao cá 1ha dùng để nuôi vịt và thả cá. Hiện các trại này đang nuôi gần 1 vạn con gà thịt, giống gà cỏ địa phương, có ưu điểm dễ nuôi, thịt thơm ngon, khách hàng ưa chuộng, giá hiện thời là 90 nghìn/kg. Vịt trời lúc đông nhất có khoảng 5.000 con.

Hữu Đức cho biết, thuận lợi của các trang trại ở đây là địa hình đồi núi, xa khu dân cư, cách ly được dịch bệnh. Tổng doanh thu hàng năm từ trang trại đạt hơn 4 tỷ đồng, trừ chi phí, cho thu nhập khoảng 800 triệu đồng/năm.

1
Hàng ngày, ngoài huyện Đô Lương, khách từ các huyện bạn cũng thường đến đây mua hàng. Trong ảnh, một khách hàng Thanh Chương đến mua gà về làm đám cưới.

Hiện trong số 266 trang trại, gia trại chăn nuôi, trồng trọt ở huyện Đô Lương thì trang trại chăn nuôi của Trần Hữu Đức là điển hình làm ăn hiệu quả. Anh đã nhận được nhiều giấy khen, bằng khen của huyện Đô Lương, UBND tỉnh, Hội kinh tế trang trại tỉnh, Tỉnh đoàn, Trung ương đoàn; từng được bình chọn là gương mặt thanh niên tiêu biểu của tỉnh, vinh dự nhận giải thưởng Lương Định Của lần thứ X, tham dự đại hội thi đua yêu nước tỉnh Nghệ An năm 2015, đại hội tài năng trẻ Việt Nam lần thứ II…

                     Huy Thư

tin mới

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

Phát triển tài sản trí tuệ: Hiệu quả lâu dài và lan tỏa

(Baonghean.vn) - Tài sản trí tuệ là một loại tài sản được pháp luật bảo hộ thông qua quyền sở hữu trí tuệ. Những năm gần đây, tài sản trí tuệ ngày càng được chú trọng quan tâm, chú trọng, trở thành chìa khóa để các sản phẩm địa phương bay cao, vươn xa và được bảo hộ trên toàn thế giới.

Tại xã Diễn Đoài, huyện Diễn Châu từ ngày 1/4 đến nay UBND xã đã lập chốt ngay tại cửa rừng ở xóm Xuân Sơn, nhằm kiểm soát người ra vào rừng. Điểm chốt này luôn có lực lượng dân quân tự vệ, công an xã, cán bộ lâm nghiệp túc trực 24/24h. Ảnh: Văn Trường

Nghệ An: Căng mình canh trực lửa rừng những ngày nắng rát

(Baonghean.vn) - Những ngày vừa qua Nghệ An nắng nóng cao độ, có những nơi nhiệt độ lên tới 41°C đến 43°C, nguy cơ cháy rừng rất cao. Lực lượng kiểm lâm đang phối hợp với chính quyền các địa phương, lập chốt kiểm soát người vào rừng, canh gác lửa nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

Các huyện vùng cao ngăn suối để chắt nước cứu lúa

(Baonghean.vn) - Đợt nắng nóng kéo dài liên tục những ngày vừa qua đã khiến nhiều diện tích lúa ở các huyện miền núi Quỳ Châu, Quế Phong bị thiếu nước. Đơn vị quản lý thuỷ lợi cùng bà con nông dân phải ngăn suối để chắt nước, sử dụng máy bơm dầu dã chiến dồn sức chống hạn cứu lúa.