Sơ chế lươn đồng - nghề hái ra tiền ở Yên Thành

(Baonghean.vn) - Xã Long Thành huyện Yên Thành hàng năm ở địa phương này đã thu mua và cung ứng ra thị trường trong cả nước hàng chục tấn lươn đã qua sơ chế. Nghề này đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động địa phương.

>>> Biển Cửa Lò nằm ngoài vùng nghi nhiễm độc ở miền Trung

chị Trần Thị Chương chủ một cơ sở thua mua sơ chế lươn ở xóm Bắc Sơn xã Long Thành tiến hành phân loại lươn trước lúc bước vào các công đoạn sơ chế
chị Trần Thị Chương chủ một cơ sở thua mua sơ chế lươn ở xóm Bắc Sơn xã Long Thành tiến hành phân loại lươn trước lúc bước vào các công đoạn sơ chế

Nhiều năm nay, nông dân xã Long Thành, huyện Yên Thành đã mạnh dạn đầu tư xây dựng cơ sở thu mua và sơ chế lươn đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.

Chị Trần Thị Chương chủ một cơ sở thua mua sơ chế lươn ở xóm Bắc Sơn xã Long Thành cho biết: Để đảm bảo chất lượng lươn sau sơ chế thì lươn phải đảm bảo còn sống, lươn được cho đi qua nước nấu sôi trộn muối và nghệ tươi dã nhỏ vừa sạch nhớt, chắc thịt không bị nứt.
Chị Trần Thị Chương chủ một cơ sở thua mua sơ chế lươn ở xóm Bắc Sơn xã Long Thành cho biết: Để đảm bảo chất lượng lươn sau sơ chế thì lươn phải đảm bảo còn sống, lươn được cho đi qua nước nấu sôi trộn muối và nghệ tươi dã nhỏ vừa sạch nhớt, chắc thịt không bị nứt.

Gia đình chị Trần Thị Chương,xóm Bắc Sơn là một cơ sở thu mua và sơ chế lươn có thâm niên hơn 5 năm nay. Chị Chương cho biết: Bình quân, mỗi ngày chị thu mua và sơ chế từ 400 – 500kg lươn, thu hút 13 lao động thường xuyên và khoảng 10 lao động thời vụ. Sơ chế lươn không đòi hỏi phức tạp lắm, nhưng phải tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật thì lươn mới đảm bảo được chất lượng và có giá trị dinh dưỡng.

Lươn bắt ngoài đồng về nhập thì phải đảm bảo lươn sống, khi sơ chế phải nấu nước sôi trộn muối và nghệ tươi dã nhỏ hoặc bột nghệ nguyên chất cho lươn vào để lươn sạch nhớt, thịt không bị nứt, màu vàng đẹp. Sau đó vớt ra dùng dao “nứa” rọc lươn, loại bỏ các phụ phẩm nội tạng, xương và đầu. Cứ 1kg lươn qua sơ chế sẽ thu được khoảng 0,7kg thịt lươn. 

Ở Long Thành có 20 cơ sở thu mua và sơ chế lươn, bình quân mỗi cơ sở tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 – 30 lao động, ít cũng từ 5 – 7 lao động, thu nhập đạt từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.
Ở Long Thành có 20 cơ sở thu mua và sơ chế lươn, bình quân mỗi cơ sở tạo công ăn việc làm cho khoảng 15 – 30 lao động, ít cũng từ 5 – 7 lao động, thu nhập đạt từ 4 – 6 triệu đồng/tháng.
Làm thịt lươn bằng dụng cụ đơn giản là thanh nứa
Khâu quan trọng là tách phần xương và thịt của lươn.

Trước đây, khách hàng mua lươn sống đóng thùng xốp, giá bán 85 – 90 ngàn đồng/kg, nhưng nay họ chủ yếu mua lươn đã róc thịt, giá bán 140 – 150 ngàn đồng/kg. Số lao động tham gia sơ chế ngày càng nhiều và có thu nhập ổn định.

 Chị Đinh Thị Phượng – Một nhân công sơ chế lươn chia sẻ: Trước đây sau mùa vụ, chị em thường phải ra đồng mò cua, bắt ốc, công việc thì vất vả, nhưng từ khi có nghề sơ chế lươn thì chị em vào làm, công việc không vất vả lắm, mỗi tháng chị em có khoảng 4,5 - 6 triệu đồng, mình có thể thu mua các sản phẩm phụ như xương, đầu, đuôi lươn về làm thức ăn cho vật nuôi.

Lươn sau khi qua các bước sẽ thu được Lươn thành phẩm, thịt màu vàng đẹp, mùi thơm nghệ trông rất hấp dẫn
Lươn sau khi qua các bước sẽ thu được Lươn thành phẩm, thịt màu vàng đẹp, mùi thơm nghệ trông rất hấp dẫn.

Hiện tại, toàn xã Long Thành có khoảng 20 cơ sở thu mua và sơ chế lươn có quy mô, chưa kể số cơ sở sơ chế “gia công” theo hộ. Cao điểm mỗi ngày các cơ sở này nhập vào khoảng 1,5 - 3 tấn lươn, rồi sơ chế xuất bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh, chủ yếu là TP.Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng và một phần xuất sang Trung Quốc. Trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, số lượng hàng tiêu thụ rất lớn, lúc này ngoài số nhân công cố định mỗi cơ sở là 30 - 35 người, thì còn phải thuê thêm từ 10 – 15 lao động làm việc liên tục trong ngày mới hoàn thành công việc và đáp ứng các đơn hàng.

Lươn được đóng gói, mỗi gói có trọng lượng 1kg, tùy theo nhu cầu mà khách hàng có thể đến lấy ngay hoặc được bảo quản trong tủ đông, đảm bảo đủ số lượng theo đơn đặt hàng thì xuất. Thời điểm này, không phải vào vụ chính nên lươn chủ yếu được nhập cho các nhà hàng, khách sạn nấu cháo lươn và chế biến một số món phục vụ khách du lịch.
Lươn được đóng gói, mỗi gói có trọng lượng 1kg, tùy theo nhu cầu mà khách hàng có thể đến lấy ngay hoặc được bảo quản trong tủ đông, đảm bảo đủ số lượng theo đơn đặt hàng thì xuất. Thời điểm này,  lươn chủ yếu được nhập cho các nhà hàng, khách sạn nấu cháo lươn và chế biến một số món phục vụ khách du lịch.

Ông Nguyễn Tiến Sỹ - Phó Chủ tịch UBND xã Long Thành cho biết: Nghề thu mua và sơ chế lươn đã đem lại hiệu quả rất lớn, những hộ có sự đầu tư, thành lập các cơ sở thu mua, sơ chế thì giàu lên trông thấy, lãi ròng bình quân một tháng từ 30 – 50 triệu đồng, có những hộ lớn rãi ròng lên đến hàng trăm triệu đồng/năm. Tạo công ăn việc làm thường xuyên cho khoảng 150 – 200 lao động, chưa kể số lao động thời vụ.

Ngoài ra, các sản phẩm phụ như: xương, đầu, đuôi lươn còn tạo điều kiện phát triển chăn nuôi gia cầm, thủy cầm ở địa phương. Đây là nghệ phụ nhưng thực sự đã cho thu nhập chính nên Đảng ủy, ủy ban xã cũng đã có đánh giá tổng thể và có nhiều cơ chế chính sách như là tạo hành lang pháp lý, địa điểm, mặt bằng rồi liên hệ với cơ quan điện lực Yên Thành để cho các hộ gia đình bắt riêng hệ thống diện để lắp đặt máy móc, tủ đông phục vụ thu mua, sơ chế. 

Anh Tuấn

Đài Yên Thành

tin mới

Các hộ dân ký nhận tiền hỗ trợ

Chi trả hỗ trợ bổ sung cho 5 hộ dân Diễn Châu bị ảnh hưởng khi thi công cao tốc Bắc - Nam

(Baonghean.vn) - Chiều 3/5, tại xã Diễn Phú, UBND huyện Diễn Châu phối hợp với doanh nghiệp đầu tư dự án là Công ty TNHH Phúc Thành Hưng tổ chức chi trả bổ sung cho 5 hộ dân xóm 2, xã Diễn Phú bị ảnh hưởng bởi quá trình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt.

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

Đẩy nhanh giải ngân nguồn đầu tư công ở các địa phương

(Baonghean.vn) - Nguồn vốn đầu tư công xây dựng công trình “điện, đường, trường, trạm” đã trở thành động lực quan trọng có tính chất “mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Bởi vậy, đẩy nhanh hiệu quả giải ngân đầu tư công luôn được các địa phương, sở, ngành nỗ lực ưu tiên hàng đầu.

Biển chỉ dẫn giao thông từ phía TP Vinh lên cao tốc Bắc Nam tại Quốc lộ 46B thuộc địa phận xã Hưng Tây, Hưng Nguyên. Ảnh Nguyễn Hải

Cao tốc Diễn Châu- Bãi Vọt vận hành thông suốt

(Baonghean.vn) -Theo Thông tin từ Ban quản lý dự án 6 (Bộ Giao thông – Vận tải) và đơn vị thi công, sau 4 ngày cắt băng khánh thành và thông xe kỹ thuật, cao tốc Bắc Nam, đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt đã vận hành an toàn và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp lễ 30/4 và 1/5.

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

Khám phá khu đô thị sinh thái biển vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh

(Baonghean.vn) - Kế thừa và phát huy những lợi thế của thiên nhiên ban tặng, Hoa Tiên Sea – Golf Villas đã kiến tạo nên một đô thị nghỉ dưỡng sinh thái biển tự nhiên vị nhân sinh đầu tiên tại Hà Tĩnh với tiêu chí lấy cuộc sống con người làm tôn chỉ để tạo nên khu đô thị bền vững vượt thời gian.

Bà con xã Tăng Thành, Yên Thành khẩn trương thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc. Ảnh: Văn Trường

Nông dân Yên Thành chạy đua thu hoạch lúa xuân tránh giông lốc

(Baonghean.vn) - Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn, ngày và đêm 1/5, khu vực Nghệ An có khả năng xảy ra giông lốc. Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, nông dân huyện Yên Thành đang tích cực chạy đua thu hoạch lúa nhằm tránh giông lốc giảm thiểu thiệt hại.

Cháy rừng ban đêm ở xã Nam Thái, Nam Đàn. Ảnh: PV

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đệ trực tiếp chỉ đạo dập lửa rừng ở Nam Đàn

(Baonghean.vn) - Ngày 30/4, tại 2 huyện Thanh Chương, Nam Đàn đã xảy ra cháy rừng. Nhận được thông tin đồng chí Nguyễn Văn Đệ - Phó chủ tịch UBND tỉnh, đồng chí Phùng Thành Vinh - Giám đốc Sở nông nghiệp và PTNT, lãnh đạo Chi cục kiểm lâm đã trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo dập lửa.