Thanh Chương nỗ lực phục hồi cây chè

(Baonghean.vn)-  Hạn hán năm 2015 đã làm gần 1.000 ha chè của Thanh Chương bị thiệt hại. Lo ngại hạn hán năm 2016, nhiều hộ chuyển sang trồng sắn, keo. UBND huyện cũng có nhiều giải pháp để phát triển chè bền vững nhất. 

Gia đình anh Trần Đình Nhân, xóm 8 xã Thanh An có 3 ha chè. Nằm trên đồi cao, tưới khó khăn nên năm 2015 1 ha chè đang cho khai thác bị chết khô. Vừa đi mua giống, vừa có nguồn giống tự ươm từ năm trước, anh trồng lại được hơn 1 ha chè. Số diện tích còn lại không còn giống, anh Nhân  trồng 0,3 ha sắn, tạm thời chờ giống ươm tiếp để thu hoạch sắn xong lại trồng chè.

A
Anh Trần Đình Nhân xã Thanh An trồng lại diện tích chè bị chết.

Hạn hán khốc liệt năm 2015 đã làm 150 ha trong tổng số 500 ha chè của xã Thanh An bị thiệt hại, trong đó 78 ha thiệt hại từ 30 - 70%, số còn lại thiệt hại từ 70 - 100%, coi như mất hoàn toàn. Theo bà Trần Thị Kim Ngân, trưởng ban Nông nghiệp xã: Ở 78 ha bị thiệt hại từ 30 - 70%, cơ bản bà con đã tự chủ động nguồn giống, dắm bổ sung lại. Nhưng 72 ha còn lại thiệt hại từ 70 - 100%, thì chỉ trồng lại được khoảng 40 ha.

Thanh Chương hiện có 4.399 ha chè, cuối năm 2015, huyện đã chỉ đạo hướng dẫn nhân dân ươm 720 vạn cây giống chè để chủ động trồng mới năm 2016. Đến tháng 1/2016, huyện đã trồng được 350 ha chè bổ sung ở Thanh Sơn, Thanh Đức, Thanh Lâm...

Kế hoạch năm 2016, huyện tiếp tục trồng 300 ha chè ở 14 xã vùng chè.

 Ông Lê Đình Thanh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hiện tại, chúng tôi chỉ đạo các xã trồng chè, các xí nghiệp và tổng đội trên địa bàn tập trung trồng dặm những cây đã chết để đảm bảo mật độ trong các vườn chè bị thiệt hại do hạn ngay trong tháng 3 và tháng 4 năm nay.

Quy trình trồng dặm phải đảm bảo các điều kiện về đào hố, bón phân như trồng mới, đồng thời tiến hành nhổ cỏ vun gốc, tấp tủ. Đối với diện tích chè kiến thiết cơ bản, khi thu hái các lứa chè phải chú ý khâu tạo tán là chính, hái sản lượng là phụ, chỉ thu hái những đọt chè cao vượt tán mà không thu hái những đọt chè dưới tá. Bố trí trồng những loại cây che bóng như muồng, cốt khí, trẩu, tràm.

Bà con Thanh Chương mua máy bơm về tưới nước cho chè. Ảnh Thanh Quỳnh
Bà con Thanh Chương mua máy bơm về tưới nước cho chè. Ảnh: Thanh Quỳnh

Năm 2016, hạn hán sẽ càng khốc liệt, đối với chè kinh doanh, bà con không hái máy ở lứa chè xuân nhằm tạo điều kiện phục hồi bộ lá, cành để cây chè ổn định sản lượng cho cả năm. Đồng thời có phương án chống hạn cho chè trong mùa nắng nóng. Riêng tại các vườn chè ươm, phải tập trung tưới nước chống hạn, điều chỉnh ánh sáng để các hom chè nảy mầm. Đặc biệt, thường xuyên theo dõi để phát hiện kịp thời các loại sâu bệnh trên các nương chè.

        Phú Hương

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.