"Đổi công" để kịp thu hoạch chè xuân ở Thanh Chương

(Baonghean.vn) - Những ngày này, khắp các đồi, vườn chè ở huyện Thanh Chương, bà con nông dân đang thu hoạch chè xuân - vụ chè đầu tiên của năm.

1-	Với diện tích hơn 4200 ha, Thanh Chương đang là vựa chè của tỉnh. Sau 2 “đại nạn” nắng nóng giữa năm 2015 và rét hại đầu năm nay, sản lượng chè vụ xuân đạt thấp, khoảng 3 - 3,5 tấn/ha. Hiện, khắp các vùng chè dọc đường Hồ Chí Minh, bà con nông dân các xã trồng chè như Hạnh Lâm, Thanh An, Thanh Thủy, Thanh Mai… đang hăng hái thu hoạch chè.
Với diện tích hơn 4.200 ha, Thanh Chương đang là vựa chè của tỉnh. Sau 2 “đại hạn” giữa năm 2015 và rét hại đầu năm nay, sản lượng chè vụ xuân đạt thấp, khoảng 3 - 3,5 tấn/ha. Hiện, khắp các vùng chè dọc đường Hồ Chí Minh, bà con nông dân các xã trồng chè như Hạnh Lâm, Thanh An, Thanh Thủy, Thanh Mai… đang thu hoạch búp chè.
Hầu hết các hộ dân đều dùng máy cắt để thu hoạch, có thể thuê hoặc đổi công cho nhau. Mỗi chiếc máy cùng với 1 ê kíp 3 người (2 người vác máy, 1 người vác bao), 1 ngày có thể cắt được gần 1ha chè, với năng suất khoảng 2,5 - 3 tấn/ngày. Thu hoạch chè bằng máy, có lợi về năng suất, sản lượng, nhưng người trồng phải đảm bảo cắt và chăm sóc đúng kỹ thuật, chè mới phát triển tốt.
Hầu hết các hộ dân đều dùng máy cắt để thu hoạch, có thể thuê hoặc đổi công cho nhau. Mỗi chiếc máy cùng với 1 ê kíp 3 người (2 người vác máy, 1 người vác bao), 1 ngày có thể cắt được gần 1ha chè, với năng suất khoảng 2,5 - 3 tấn/ngày. Thu hoạch chè bằng máy có lợi về năng suất, sản lượng, nhưng người trồng chè phải đảm bảo cắt và chăm sóc đúng kỹ thuật, thì thu hái bằng máy mới thuận lợi.
Rải rác ở các xã, một số hộ dân có diện tích chè ít, nhỏ lẻ, vẫn tiếp tục duy trì thu hái bằng tay
Rải rác ở các xã, một số hộ dân có diện tích chè ít, nhỏ lẻ, vẫn tiếp tục duy trì thu hái bằng tay.
Chị Hoàng Thị Loan (xóm 1, xã Thanh An) cho biết: Chè vụ xuân năm nay, sản lượng thấp hơn các năm trước. Gia đình chị làm 1,5 ha, thu hoạch xong sẽ được khoảng 4, 5 – 5 tấn chè tươi. Từ lần thu hoạch thứ 2 trở đi, sản lượng chè mới cao. Trong ảnh: Chè sau khi cắt được đổ về một chỗ và đóng vào các bao tải có trọng lượng chừng 40 – 60kg
Chị Hoàng Thị Loan (xóm 1, xã Thanh An) cho biết: Chè vụ xuân năm nay, sản lượng thấp hơn các năm trước. Gia đình chị làm 1,5 ha, thu hoạch xong sẽ được khoảng 4,5 – 5 tấn chè tươi. Từ lần thu hoạch thứ 2 trở đi, sản lượng chè mới cao. Trong ảnh: Chè sau khi cắt được đóng vào các bao tải có trọng lượng chừng 40 – 60kg để nhập cho các cơ sở chế biến.
Chè trồng trên các đồi cao, khi thu hoạch xong, người dân thường lợi dụng địa hình để lăn các bao chè xuống tập kết tại chân đồi.
Chè trồng trên các đồi cao, khi thu hoạch xong, người dân thường lợi dụng địa hình để lăn các bao chè xuống tập kết tại chân đồi.
Từ nơi thu hoạch, chè được chuyển về các cơ sở chế biến bằng xe ô tô hoặc xe kéo. Trong ảnh: Một phụ nữ trồng chè ở xã Thanh Hà đang vận chuyển chè về nhập cho xưởng chế biến ở xã Thanh Mai
Từ nơi thu hoạch, chè được chuyển về các cơ sở chế biến bằng xe ô tô hoặc xe kéo. Trong ảnh: Một phụ nữ trồng chè ở xã Thanh Hà đang vận chuyển chè về nhập cho xưởng chế biến ở xã Thanh Mai.
– Ngoài các Xí nghiệp chế biến chè lớn, tại các xã trồng chè, các hộ dân còn xây dựng nhiều xưởng sản xuất chè mini, đáp ứng tốt nhu cầu bán chè của ngươi dân trong vùng. Ở xã Thanh Thủy, hiện có 6 xưởng chè, mỗi ngày thu mua, xử lý từ 18 – 25 tấn chè tươi. Chủ xưởng chè Nguyễn Văn Hơp (thị tứ Thanh Thủy) cho biết: Mỗi ngày, xưởng thu mua và xử lý khoảng 3 tấn chè tươi, giá thu mua hiện thời từ 3200 – 3400 đồng/kg. Chè khô làm ra chừng nào, bán hết chừng đó.
Trên địa bàn Thanh Chương hiện có 3 Xí nghiệp chè: Thanh Mai, Ngọc Lâm, Hạnh Lâm. Ngoài ra còn có nhiều xưởng sản xuất chè mini, đáp ứng tốt nhu cầu bán chè búp của người dân trong vùng. Ở xã Thanh Thủy có 6 xưởng chè, mỗi ngày thu mua, xử lý từ 18 – 25 tấn chè tươi. Chủ xưởng chè Nguyễn Văn Hợp (thị tứ Thanh Thủy) cho biết: Mỗi ngày, xưởng thu mua và xử lý khoảng 3 tấn chè tươi, giá thu mua hiện thời từ 3.200 - 3.400 đồng/kg. 

 Huy Thư

tin mới

Thời điểm này, trên cánh đồng lúa xuân ở huyện Yên Thành hầu hết đã chín rộ. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân đang tập trung nhân, vật lực để ra đồng thu hoạch. Ảnh: Văn Trường

Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Những ngày qua, nông dân các địa phương ở Nghệ An đang tích cực thu hoạch vụ lúa xuân trong niềm vui phấn khởi vì được mùa, được giá. Bà con huy động tối đa nhân lực thuê máy móc để thu hoạch nhanh gọn nhằm giảm thiểu thiệt hại do gió lớn, giông lốc gây ra.

Vụ xuân năm nay, năng suất lúa của huyện Yên Thành ước đạt từ 72- 73 tạ/ha, cao hơn vụ xuân năm ngoái. Ảnh: Phú Hương

Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra sản xuất nông nghiệp và phòng cháy chữa cháy rừng tại huyện Yên Thành

(Baonghean.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện cần thiết để sản xuất hè thu “càng sớm càng tốt”, nhất là với những xã vùng sâu trũng, chạy lụt cuối vụ. Thực hiện ngay các giải pháp giảm đến mức thấp nhất nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng.

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát tại huyện Tân Kỳ. Ảnh: Phú Hương

Sâu đo hại keo lần đầu tiên bùng phát ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Đây là đối tượng sâu hại lần đầu tiên bùng phát nặng trên rừng keo của Nghệ An, việc phòng trừ rất khó khăn do nhiều nguyên nhân. Trong khi đó, từ giữa tháng 5 trở đi, sâu non lứa 2 có khả năng phát sinh với mật độ cao, gây hại trên diện rộng.

Người dân đốt xử lý thực bì để trồng keo ở huyện Tân Kỳ nguy cơ cháy rừng rất cao. Ảnh: Văn Trường

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng từ đốt thực bì ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Phần lớn các vụ cháy rừng ở địa bàn Nghệ An trong thời gian qua là do người dân tự ý sử dụng lửa đốt thực bì, không báo với chính quyền địa phương và lực lượng kiểm lâm, dẫn đến gây cháy lan. Tuy nhiên, tình trạng này chưa được xử lý triệt để.