Thỏa thuận khí đốt mới giữa Nga và Ukraine: Giải pháp tình thế

(Baonghean) - Nga và Ukraine vừa đạt được một thỏa thuận về cung cấp khí đốt mới. Thỏa thuận này giống như một cái“thở phào nhẹ nhõm” khi tuần trước, công ty dầu khí quốc gia Nga Gazprom dọa sẽ ngừng cấp khí đốt cho Ukraine, đồng thời chuyển hướng cung cấp từ các kho dự trữ tới các khu vực miền Đông vốn đang dưới sự kiểm soát của lực lượng đối lập. Song trên thực tế, đây vẫn là thỏa thuận mang tính tình thế, chưa phải là thỏa thuận lâu dài. Do đó, cuộc chiến khí đốt giữa Nga với Ukraine và châu Âu mới mang tính chất hạ nhiệt căng thẳng mà thôi. Phân tích của BTV Cao Biền.
Đường ống dẫn khí đốt ở gần thành phố Uzhgorod, miền tây Ukraine - Ảnh: AFP
Đường ống dẫn khí đốt ở gần thành phố Uzhgorod, miền tây Ukraine - Ảnh: AFP
Thỏa thuận đạt được sau gần 5 giờ đàm phán giữa Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak, Bộ trưởng Năng lượng Ucraina Volodymyr Demchyshyn tại Brussels, Bỉ. Theo thỏa thuận đạt được, Tập đoàn khí đốt Ucraina Naftogaz sẽ trả trước và đặt hàng số lượng khí đốt cần thiết để đảm bảo tiêu dùng trong nước trong tháng 3, cũng như đảm bảo nguồn cung cho châu Âu không bị gián đoạn. Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom cam kết sẽ cung cấp đầy đủ theo thỏa thuận. 
Căng thẳng mới nhất liên quan đến khí đốt giữa Nga và Ukraine xuất phát từ đe dọa của Nga về việc cắt khí đốt bơm cho Ukraine vào hôm nay 3/3 nếu không nhận được khoản thanh toán trước như thỏa thuận đạt được hồi tháng 10 năm ngoái hay còn gọi là gói khí đốt mùa đông. Cho đến trước khi hai bên đạt được kết quả đàm phán, vấn đề này khiến cho “sợi dây khí đốt” giữa Nga với châu Âu và Ukraine căng như dây đàn. Trong khi giá lạnh vẫn còn đe dọa thì nguy cơ thiếu khí đốt đã khiến không chỉ Ukraine mà một số nước châu Âu như ngồi trên đống lửa, tuy rằng hiện nay châu Âu đã tính đến các phương án chữa cháy khác. 
Trên thực tế, căng thẳng mới nhất lần này chủ yếu cũng liên quan đến xung đột tại miền Đông Ukraine. Hồi tuần trước, Ukraine đã cắt cung cấp khí đốt cho các khu vực miền Đông đang nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng ly khai. Ngay lập tức, Nga đã phải bơm trực tiếp khí đốt tới khu vực này. Sau đó, Nga cho rằng Ukraine phải thanh toán cho khoản khí đốt đó, nhưng chính quyền Kiev đã phản đối kịch liệt với lập luận rằng công ty Naftogaz của Ukraine không thể cử chuyên gia đo đạc tới một số khu vực biên giới ở miền Đông để xác nhận việc cung cấp khí đốt này. Bởi thế, những số liệu mà cả Nga và Ukraine đưa ra đã không trùng khớp với nhau dẫn đến căng thẳng khí đốt lại trở thành vấn đề nóng trong quan hệ giữa hai bên.
Xét trong bối cảnh hiện nay khi các bên vừa ký kết thỏa thuận Minsk lần 2, Nga có lẽ không muốn “làm căng” với Ukraine và châu Âu liên quan đến khí đốt. Trên những điều khoản có thể chấp nhận được, thỏa thuận cung cấp khí đốt mới nhất cho Ukraine còn cho thấy thiện chí của Nga. Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn, nguồn thu từ khí đốt bán cho Ukraine và bán cho châu Âu bị gián đoạn sẽ không có lợi cho Nga. Ngoài ra, Nga cũng hiểu rằng, con bài khí đốt dẫu vẫn quan trọng song nó đã không còn là con bài chủ chốt có thể khiến châu Âu và Ukraine “run sợ” như quãng thời gian trước đây nữa. Về phía Ukraine, nguy cơ thiếu khí đốt đang hiện hữu trong khi cái lạnh vẫn chưa kết thúc. Các phương án nhập khẩu khí đốt hóa lỏng từ Na Uy và một số nước khác chưa thể thay thế được khí đốt Nga. Trong bối cảnh ấy, gián đoạn khí đốt lúc này sẽ khiến đất nước Ukraine lâm vào khủng hoảng trầm trọng hơn. Đạt được thỏa thuận với Nga sẽ giúp kéo dài thời gian để Ukraine tìm giải pháp giảm sự phụ thuộc vào khí đốt nhập khẩu từ Nga.
Nhìn chung, thỏa thuận vừa ký kết tại Brussels, Bỉ dường như vẫn là giải pháp tình thế mà thôi. Thời hạn Nga cung cấp khí đốt cho Ukraine chỉ là 1 tháng, bên cạnh đó còn các vấn đề chưa ngã ngũ khác như vấn đề cung cấp khí đốt cho miền Đông Ukraine. Do đó, thỏa thuận vừa qua chỉ là một phương pháp “chữa cháy” và hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga và Ukraine. Trên thực tế, với những toan tính khác nhau và mâu thuẫn giữa Nga với Ukraine và châu Âu hiện nay, cuộc chiến khí đốt được dự báo sẽ chưa thể đi đến hồi kết.
Nguyễn Cao Biền

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.