Băng ở Nam Cực sẽ biến mất vào năm 2020

(Baonghean.vn) - Theo một nghiên cứu mới của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), một trong những phần cuối cùng còn sót lại của thềm băng ngầm Larsen B 10.000 năm tuổi ở Nam Cực đang mỏng đi một cách đáng lo ngại. Nghiên cứu dự đoán thềm băng ngầm từng được coi là có nền băng nổi khá dày sẽ "tan rã hoàn toàn" trước khi kết thúc thập kỷ. 
Một nhóm nghiên cứu do Ala Khazendar ở phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA đã tìm thấy bằng chứng cho thấy thềm băng chảy nhanh hơn và bị phân mảnh nhiều hơn. Các dòng chảy được tạo ra từ các vết nứt lớn giữa các tảng băng cho thấy "đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng phần còn lại của thềm băng đang tan rã. Quá trình hình thành của tảng băng không ổn định và kết cấu của chúng bị phá vỡ một cách dễ dàng hơn, rất thuận lợi cho việc nghiên cứu nhưng đó lại là tin xấu đối với hành tinh của chúng ta…” - Khazendar cho biết trong một thông cáo báo chí của NASA. 
Ảnh vệ tinh cho thấy sự khác biệt của thềm băng Larsen B vào năm 2002 (trái) và năm 2012 (phải)
Ảnh vệ tinh cho thấy sự khác biệt của thềm băng Larsen B vào năm 2002 (trái) và năm 2012 (phải)
Thềm băng Larsen B đã tồn tại ít nhất 10.000 năm. Năm 2002, một phần của nó bắt đầu sụp đổ, gây ra sự ngạc nhiên lớn cho các nhà khoa học khi chứng kiến từng tảng băng khổng lồ tan rã và biến mất nhanh chóng trong 6 tuần sau đó.
“Không một ai từng chứng kiến  khối băng lớn biến mất một cách nhanh chóng như vậy”, Eric Holthaus - một nhà khí tượng học tại Slate cho biết. 
Diện tích của Larsen B được đo vào tháng 1 năm 1995 là 4445 dặm vuông. Diện tích này đã giảm xuống chỉ còn 2.573 dặm vuông vào tháng 2 năm 2002 sau một cuộc tan rã lớn và 1 tháng sau đó tiếp tục giảm xuống còn 1.337 dặm vuông. Đến thời điểm hiện tại Larsen B chỉ còn lại khoảng 618 dặm vuông./.
Phương Thảo 
(Theo CNN 18/5)

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.