Quan hệ Nga - NATO 'xuống dốc' sau Hội nghị thượng đỉnh NATO

(Baonghean.vn) - Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vừa kết thúc hôm 9/7 tại Warsaw, Ba Lan. Dù bàn thảo nhiều vấn đề từ mức đóng góp của các thành viên, chống Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), đến tác động của Brexit…, song nội dung thu hút sự quan tâm lớn nhất là hàng loạt quyết định nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, kiềm chế và răn đe tại sườn phía Đông của khối. Dù NATO không thừa nhận, song mọi người điều nhận thấy những động thái này là nhằm đối phó với Nga, tác động tiêu cực tới mối quan hệ vốn chẳng mấy tốt đẹp giữa Nga với khối quân sự này.

NATO “vừa đấm vừa xoa”

Hội nghị thượng đỉnh tại Warsaw, Ba Lan lần này được đánh giá là hội nghị quan trọng nhất của NATO kể từ sau Chiến tranh Lạnh bởi những quyết định thay đổi căn bản chính sách an ninh của khối.

Theo đó, NATO sẽ áp dụng chính sách mở rộng để thích ứng với cái mà khối gọi là “đe dọa và thách an ninh từ nhiều phía” thông qua việc tăng cường quân sự lớn nhất tại Đông Âu.

NATO thông qua nhiều quyết định quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Warsaw, Ba Lan (Reuters)
NATO thông qua nhiều quyết định quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh tại Warsaw, Ba Lan Ảnh: Reuters

Sau hội nghị này, NATO sẽ chính thức triển khai 4 tiểu đoàn đa quốc gia tại Ban Lan, Lithuania, Latvia và Estonia với số lượng mối đơn vị từ 800-1.200 binh sĩ.

Theo Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg, sự hiện diện này sẽ được duy trì chừng nào còn cần thiết và không bị giới hạn về thời gian. Cùng với điều quân tới sườn phía Đông giáp Nga, Hội nghị thượng đỉnh NATO còn chính thức công bố đưa vào trực chiến hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu và triển khai lữ đoàn hỗn hợp Bulgaria và Romania tại Romania để tăng cường lực lượng ở khu vực Biển Đen.

Giờ đây, lực lượng phản ứng nhanh của NATO đã lớn hơn gấp 3 lần, với lữ đoàn mũi nhọn ở vị trí trung tâm và có khả năng huy động chỉ trong vài ngày. Có lẽ, NATO đã quá “thấm thía” khi khối này không thể đưa ra những phản ứng thích hợp trong cuộc xung đột Nga - Gruzia hồi năm 2008 và gần đây hơn là Nga - Ukraine năm 2014, dẫn tới việc sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga. Bởi vậy, những quyết sách tại hội nghị lần này đã thể hiện sự thay đổi về chính sách của NATo trong quan hệ với Nga, đó là từ “cố gắng không chọc giận” sang “kiềm chế và ngăn chặn”.

Các tàu ngầm hạt nhân Nga ở căn cứ vùng Murmansk. Ảnh: Getty
Các tàu ngầm hạt nhân Nga ở căn cứ vùng Murmansk. Ảnh: Getty

Các nhà phân tích cho rằng các bước đi mạnh mẽ của NATO  có ý nghĩa cả về quân sự và chính trị, đó là thể hiện sự thống nhất, đoàn kết và tinh thần sẵn sàng của khối để bảo vệ các nước thành viên, nhất là những thành viên ở tuyến đầu, đối mặt trực tiếp với những “mối đe dọa”.

Và một trong những “mối đe dọa” lớn nhất trong mắt NATO chắc chắn là Nga - dù NATO luôn phủ nhận. Không phải tự nhiên mà Tổng thư ký NATO Stoltenberg phải đưa ra lời hứa sẽ “giải thích” với Nga về các hành động của khối trong cuộc họp Hội đồng Nga - NATO vào ngày 13/7 tới.

Trong khi hàng loạt lãnh đạo các nước thành viên NATO như Pháp, Đức, Luxembourg cũng lên tiếng khẳng định NATO không đe dọa bất kỳ quốc gia nào, và NATO tiếp tục mong muốn có mối quan hệ tốt đẹp với Nga.

“Gấu Nga” không dễ bị “dụ”

Dù NATO tìm cách trấn an, nhưng Nga vẫn luôn giữ lập trường kiên định khi cho rằng những hành động kết nạp thêm thành viên cũng như tăng cường hoạt động ở khu vực phía Đông của NATO là “hành vi khiêu khích”. Lường trước những bước đi của NATO tại hội nghị thượng đỉnh lần này, Nga đã từng tuyên bố rõ ràng sẽ “đáp trả bất cứ hành động triển khai quân và phương tiện nào của NATO tại khu vực Baltic”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cũng từng nhấn mạnh “sẽ không có chuyện Nga bỏ qua những hành động của NATO”. Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho rằng Nga sẽ tiến hành các biện pháp mang tính kỹ thuật và quân sự để “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ”.

Cùng với những tuyên bố cứng rắn, Nga đã chứng tỏ mình không phải một đối thủ “dễ chơi”, chỉ có thể đưa ra những tuyên bố “suông”. Chỉ vài ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh NATO khai mạc, Nga tuyên bố sẽ triển khai hai trạm radar tầm xa Podsolnukh tại Baltic và Crimea để “phát hiện bất cứ tàu chiến nào vượt qua eo biển Bosphorus”.

Mô hình các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của Nga. Ảnh: Réseau international
Mô hình các hệ thống tác chiến điện tử hiện đại của Nga. Ảnh: Réseau international

Với khả năng giám sát tàu chiến và máy bay chiến đấu ở khoảng cách lên tới 450km, hệ thống radar này sẽ giúp Nga theo dõi sát sao mọi động thái của NATO. Ngoài ra, Nga cũng thông báo đang hoàn tất xây dựng 3 bến tàu ngầm cuối cùng ở cảng Novorossiysk trên Biển Đen cách phía Nam thủ đô Moscow khoảng 1.500km. Căn cứ mới của Hạm đội Biển Đen sẽ có 6 tàu ngầm lớp Varshavyanka có khả năng bắn phá mục tiêu ở khoảng cách 2.500km…

Tất nhiên, kịch bản xung đột giữa Nga và NATO là rất khó xảy ra. Tuy nhiên, trong bối cảnh quan hệ giữa Nga và NATO đang không mấy tốt đẹp như hiện nay, nếu không có những bước đi thích hợp một cuộc chạy đua vũ trang mới, một cuộc Chiến tranh Lạnh kiểu mới tổn hại cho cả hai bên là hoàn toàn có thể, gây ảnh hưởng xấu đến hòa bình, ổn định, an ninh của cả Nga và các nước châu Âu. Hiện cả hai bên đều tuyên bố để ngỏ các cuộc đối thoại song phương để dàn xếp bất đồng, hạ nhiệt căng thẳng.

Cơ hội gần nhất sẽ là cuộc họp Hội đồng Nga - NATO vào ngày 13/7 tới. Rõ ràng, Nga hiểu rằng một cuộc chạy đua vũ trang là không hề có lợi cho Nga khi Nga ở thế “lấy ít địch nhiều”. Ở phía NATO, khối này cũng không muốn loại bỏ vai trò quan trọng của Nga trong việc giải quyết nhiều vấn đề nóng của khu vực và thế giới, trong đó có các cuộc đàm phán kết thúc chiến sự kéo dài tại miền đông Ukraine hay chấm dứt nội chiến ở Syria.

Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, những tính toán này cũng chỉ đủ để Nga và NATO chặn đà “xuống dốc”, chứ ít có khả năng cải thiện mối quan hệ song phương trong bối cảnh hiện này. Bởi vậy, nhiều khả năng cuộc gặp sắp tới vào ngày 13/7 sẽ vẫn là “cuộc đối thoại giữa những người điếc”!

Thúy Ngọc

tin mới

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

Cựu chỉ huy NATO kêu gọi 'vô hiệu hóa' khu vực của Nga

(Baonghean.vn) - Cựu Tư lệnh đồng minh tối cao NATO James Stavridis đã đề xuất rằng các thành viên của khối quân sự do Mỹ đứng đầu nên "vô hiệu hóa” vùng đất cực tây Kaliningrad của Nga nếu Moskva gây nguy hiểm nghiêm trọng đến an ninh của các nước Baltic.

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

Bản tin Quốc tế: Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay gồm một số nội dung: Tổng thống Nga cảnh báo lực lượng hạt nhân luôn trong tình trạng báo động; Nga nêu lý do tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật; Litva tuyên bố sẵn sàng gửi quân đến Ukraine; Mỹ cảnh báo Israel về kết cục của chiến dịch quân sự ở Rafah...

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

'Món quà' Nga muốn dành cho phương Tây trong Ngày Chiến thắng

(Baonghean.vn) - Trước ngày lễ lớn này, giới quan sát phương Tây và cả tướng lĩnh Ukraine đều đưa ra nhận định, quân Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Chasov Yar – một “pháo đài” khác nằm ở phía Tây thành phố Bakhmut. Cùng với đó, một điểm nhấn khác là mệnh lệnh tập trận vũ khí hạt nhân. 

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine

(Baonghean.vn) - Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Báo Mỹ phân tích phản ứng bất ngờ của Chủ tịch Trung Quốc tại Pháp; Moskva sẽ đáp trả gay gắt hành động mới đây của Vương quốc Anh; Quân đội Nga báo cáo những thắng lợi mới ở Ukraine...

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nghị sĩ Mỹ kêu gọi bắt giữ Thủ tướng Israel

Nữ nghị sĩ Đảng Dân chủ Rashida Tlaib đã kêu gọi Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các quan chức cấp cao khác về hành động của nhà nước Do Thái ở Dải Gaza. Thông cáo báo chí của cô được Fox News trích dẫn.

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.