Rò rỉ nội dung thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria

Ngày 16/9, hãng AP dẫn nguồn quân sự cấp cao tiết lộ một số chi tiết của thỏa thuận Nga-Mỹ về Syria ký hôm 10/9. 

Chuyển nạn nhân ra khỏi các đống đổ nát sau vụ không kích tại thành phố Aleppo ngày 10/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Chuyển nạn nhân ra khỏi các đống đổ nát sau vụ không kích tại thành phố Aleppo ngày 10/9. (Nguồn: AFP/TTXVN)



Theo nguồn tin, trong khuôn khổ lệnh ngừng bắn, Mỹ sẽ cử các máy bay giám sát của mình từ các khu vực khác đến Syria, tăng số lượng chuyên gia phân tích tình báo để phối hợp hành động với Nga.

Nguồn tin nêu rõ, Mỹ sẽ phải điều máy bay từ các nơi khác đến, vì quan chức quân sự nước này không muốn ngừng chiến dịch chống IS tại Syria và Iraq của liên minh do Washington dẫn đầu tiến hành. 

Ngoài ra, việc tăng số chuyên gia tình báo nhằm mục đích xác nhận các cuộc không kích chống lại Jabhat Fateh al-Sham (tên mới của Mặt trận Al-Nusra). Nhóm này đang trà trộn vào lực lượng nổi dậy được Mỹ ủng hộ.

Trong khi đó, cùng ngày Bộ Quốc phòng Nga cho biết nước này sẵn sàng gia hạn thỏa thuận ngừng bắn tại Syria thêm 72 giờ, dù trước đó khẳng định chỉ có Nga và quân đội chính phủ Syria thực hiện nghiêm túc thỏa thuận đạt được với Mỹ.

Thông báo của Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh dù đây là thỏa thuận song phương, tuy nhiên phía Mỹ đã không thể sử dụng ảnh hưởng của mình để yêu cầu các nhóm phiến quân mà Washington gọi là "phe đối lập ôn hòa" chấp hành đầy đủ thỏa thuận ngừng bắn. 

Tuy nhiên, Washington lại khẳng định lực lượng quân đội chính phủ Syria vẫn chưa rút khỏi một số vị trí chiến lược để mở đường cho đoàn xe của Liên hợp quốc tới một số thành phố và thị trấn đang bị vây hãm để chuyển hàng cứu trợ cho người dân. Mỹ cũng nhấn mạnh rằng nếu việc này chưa được tiến hành thì kế hoạch phối hợp oanh kích các nhóm thánh chiến cực đoan giữa hai nước sẽ không được triển khai.

Trước đó cùng ngày, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và người đồng cấp Nga Sergei Lavrov cũng đã có cuộc điện đàm về việc thực hiện thỏa thuận ngừng bắn, cứu trợ nhân đạo và hợp tác chống khủng bố ở Syria. Hai bên nhất trí giao tranh tại thực địa đã giảm đáng kể và ủng hộ việc biến lệnh ngừng bắn này trở thành thường trực.

Tuy nhiên, Ngoại trưởng Nga Lavrov cũng lưu ý Mỹ về một số nhóm phiến quân vi phạm lệnh ngừng bắn và kêu gọi Washington thực hiện cam kết phật biệt các nhóm đối lập ôn hòa với các nhóm khủng bố. 

Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hy vọng Moskva sử dụng ảnh hưởng để yêu cầu quân đội Syria mở đường cho đoàn xe LHQ chuyển hàng cứu trợ cho người dân tại các khu vực bị vây hãm, đặc biệt là thành phố Aleppo, Tây Bắc Syria. Bên cạnh đó, hai bên cũng nhất trí sẽ tiếp tục duy trì thảo luận về những vấn đề trên.

Còn tại thực địa ở Syria, Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng chính phủ Syria đã đưa binh sĩ và vũ khí trở lại Castello - tuyến đường huyết mạch đến thành phố Aleppo, do các nhóm đối lập mà Mỹ gọi là ôn hòa vẫn chưa rút theo thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ. 

Tuy nhiên, Lực lượng Quân đội Tự do Syria (FSA), một trong những nhóm đối lập ôn hòa khẳng định đã lùi lại khoảng 1,5km cách tuyến đường Castello, đồng thời nhấn mạnh chưa thấy động thái tương tự của quân đội Syria.

Việc các bên giao chiến tại Syria cáo buộc nhau không chấp hành thỏa thuận ngừng bắn đang khiến tình hình chiến sự ở quốc gia Trung Đông này trở nên phức tạp. 

Theo Bộ Quốc phòng Nga, phe đối lập Syria đã vi phạm lệnh ngừng bắn tới 144 lần.

Theo VIETNAM+

tin mới

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

Liệu Odessa có sáp nhập vào Nga?

(Baonghean.vn) - Odessa là mấu chốt của cuộc chiến Nga – Ukraine không chỉ vì nó nắm giữ chìa khóa dẫn đến Biển Đen, mà còn bởi vì cuộc chiến bản sắc giữa Nga và Ukraine – giữa một quá khứ đế quốc và một tương lai dân chủ. Liệu rằng, Odessa có sáp nhập vào Nga như dự đoán của giới quan sát?

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

Báo Đức: Berlin làm suy yếu tinh thần người Ukraine

(Baonghean.vn) - Tờ Die Welt (Đức) cho rằng, chính sách thận trọng của Thủ tướng Scholz gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dân Ukraine. Những người lính nghĩa vụ của Ukraine hiện không muốn tiếp tục chiến đấu và hy sinh trong cuộc xung đột mà họ không thể thắng. 

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

Tổng thống Nga Putin phê duyệt mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tăng phúc lợi cho người dân

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bao gồm 97 điểm về mục tiêu phát triển quốc gia đến năm 2030, tập trung vào các nhiệm vụ ưu tiên bao gồm bảo toàn dân số, phúc lợi của người dân, sự bền vững của nền kinh tế, và dẫn đầu về công nghệ.

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Liên bang Nga

Lễ nhậm chức của Tổng thống Nga Vladimir Putin cử hành tại Điện Kremlin vào ngày 7 tháng 5. Đây là lễ nhậm chức lần thứ 5 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin; ông sẽ đảm trách chức vụ dân cử cao nhất trong 6 năm tới, cho đến năm 2030.

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

Các nước EU và Pháp trông chờ gì ở Bắc Kinh?

(Baonghean.vn) - Trong cuộc họp báo sau cuộc gặp ngày 6/5, bà Ursula Von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban châu Âu nhấn mạnh Brussels và Paris đang trông cậy vào Bắc Kinh “sử dụng mọi ảnh hưởng của mình đối với Nga” để ngăn chặn xung đột với Ukraine.

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

Thông điệp cuộc diễn tập hạt nhân chiến thuật của Nga gửi tới phương Tây là gì?

(Baonghean.vn) - Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 6/5 đã ra lệnh tiến hành một cuộc diễn tập nhanh về sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Quân khu Nam, giáp biên giới Ukraine. Phản ứng của Moskva được đưa ra sau những tuyên bố mang tính leo thang từ các đồng minh của Mỹ về xung đột Ukraine.

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

Phương Tây thừa nhận tình hình Ukraine đang xấu đi?

(Baonghean.vn) - Theo hãng thông tấn Nga TASS, Ngoại trưởng nước này Sergey Lavrov hôm 6/5 đã phát biểu rằng, các quốc gia phương Tây nhận thấy tình hình trên mặt trận ở Ukraine đang xấu đi và cần phải suy nghĩ làm thế nào không để thua trước Nga trong cuộc xung đột hiện nay.

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

Bản tin quốc tế: Ukraine sẽ đầu hàng trong hai tuần nữa nếu bị cắt viện trợ?

(Baonghean.vn) - Người đứng đầu chính sách ngoại giao của EU Josep Borrell cho biết, cách chấm dứt xung đột ở Ukraine nhanh nhất là ngừng viện trợ cho Kiev, và chiến tranh sẽ kết thúc trong hai tuần. Những bất đồng ở Mỹ về viện trợ có thể đã khiến tình thế của Kiev "từ thắng thành bại".