Một số nước EU vẫn coi Nga là ‘bạn tốt’

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn)- Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, thừa nhận rằng không phải mọi quốc gia thành viên đều coi Nga là “mối đe dọa hiện hữu nhất” đối với châu Âu.

Ông Borrell cho rằng bất đồng giữa các thành viên EU đang ngăn cản khối này đưa ra lập trường thống nhất đối với Moskva và đang hạn chế viện trợ quân sự cho Ukraine.

anh 1.jpg
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell. Ảnh: Getty

Phát biểu tại Đại học Oxford, ông Borrell cho biết ông nhận thấy “nhiều đối đầu hơn và ít hợp tác hơn” trong các vấn đề thế giới, đồng thời nêu ra những trường hợp bất đồng quan điểm giữa các thành viên EU khi đề cập đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và cuộc xung đột ở Ukraine.

“Ngày nay, Putin là mối đe dọa hiện hữu đối với tất cả chúng ta. Nếu Putin thành công ở Ukraine, ông ấy sẽ không dừng lại ở đó”, Borrell tuyên bố và nói thêm rằng chiến thắng của Nga sẽ làm suy yếu an ninh của châu Âu. Tuy nhiên, “không phải tất cả mọi người ở Liên minh Châu Âu đều đồng tình đánh giá này,” ông Borrell nhấn mạnh.

“Một số thành viên Hội đồng Châu Âu nói: “Không, Nga không phải là một mối đe dọa hiện hữu. Ít nhất là đối với tôi. Tôi coi Nga là một người bạn tốt”, ông Borrell nói mà không nêu tên quốc gia cụ thể. “Trong một liên minh được điều hành bởi sự nhất trí, các chính sách của chúng tôi đối với Nga luôn bị đe dọa bởi một quyền phủ quyết duy nhất – một là đủ".
EU đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với Nga kể từ khi nước này triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, Thủ tướng Hungary Viktor Orban và người đồng cấp Slovakia Robert Fico đã từ chối gửi vũ khí tới Ukraine và nhấn mạnh rằng xung đột cần được giải quyết thông qua đàm phán.
Hungary đã trì hoãn gói viện trợ mà EU dành cho Ukraine trị giá 50 tỷ euro trong vài tháng, mãi cho đến khi Thủ tướng Orban dỡ bỏ quyền phủ quyết vào tháng 2 vừa qua.
Đầu tuần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một lần nữa từ chối loại trừ khả năng gửi quân NATO tới Ukraine, cho rằng “sự sống còn của lục địa” đang bị đe dọa. Nhận xét của ông Macron đã bị Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto chỉ trích nặng nề, người cho rằng việc gửi lực lượng NATO tới Ukraine có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn cầu.

Trong khi đó, Nga cáo buộc Tổng thống Macron gây ra "sự leo thang bằng lời nói" nguy hiểm, có thể khiến xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát./.

tin mới

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi?

(Baonghean.vn) - Fox News cho rằng, Nga và Trung Quốc đang thay thế Mỹ ở châu Phi. Theo đó, Nga đang tạo ra sức ảnh hưởng về mặt chính trị, còn Trung Quốc thâm nhập về kinh tế. Đây không chỉ là lời cáo buộc từ các đối thủ chính trị của Tổng thống Mỹ Joe Biden, mà là thực tế. 

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Belousov mang lại gì cho Nga?

Thay chỉ huy cao nhất của quân đội, Tổng thống Putin tính toán gì?

(Baonghean.vn) - Giới phân tích quân sự cho rằng, việc bổ nhiệm ông Belousov làm Bộ trưởng Quốc phòng là một quyết định “đặc biệt thành công”, bởi ông có tầm nhìn chiến lược và cách tiếp cận phi tiêu chuẩn để giải quyết một loạt các vấn đề phức tạp và cấp bách nhất, nếu muốn giành chiến thắng.

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

Tổng thống Nga Putin thăm Trung Quốc trong các ngày 16 - 17/5

(Baonghean.vn) - Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của ông Putin sau khi tái đắc cử tổng thống Nga, và như Trợ lý Tổng thống Nga Yury Ushakov nói trước đó, sẽ là "bước đi tương ứng với chuyến thăm chính thức đầu tiên của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra vào năm ngoái sau khi ông tái đắc cử".

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

Chủ tịch Tập Cận Bình nêu bật sự chia rẽ của châu Âu, trước khi Tổng thống Putin thăm Bắc Kinh

(Baonghean.vn) - CNN nhận định, chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc cùng với thông điệp nêu bật sự chia rẽ trong lòng "lục địa già", rằng: bất chấp những mâu thuẫn với phần lớn lục địa, Trung Quốc vẫn thiện cảm ở một số quốc gia châu Âu.