Chống vũ khí hạt nhân, các nước lớn đứng ngoài cuộc

(Baonghean) - Tuần này, ít nhất 113 nước đã góp mặt tại trụ sở Liên Hợp quốc để thảo luận về lệnh cấm vũ khí hạt nhân, tuy nhiên, gặp phải sự phản đối của Hoa Kỳ - nước dẫn đầu liên minh đòi tẩy chay cuộc đàm phán. Đại diện nước này cũng tuyên bố thế giới sẽ không an toàn nếu Mỹ không có vũ khí hạt nhân.

Hội nghị lần này xuất phát từ một nghị quyết của Liên Hợp quốc kêu gọi tổ chức một hội nghị toàn cầu để tìm ra một quy trình pháp lý nhằm ngăn chặn vũ khí hạt nhân, đã được thông qua vào tháng 10 năm ngoái.

Trong đó 123 nước chiếm phần lớn trong Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết này. Ngoại trừ các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân như: Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh, Nga, Ấn Độ, Pakistan, Israel và Bắc Triều Tiên.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Nikki Haley. 	Ảnh: AP
Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Nikki Haley. Ảnh: AP

Quan điểm của Hoa Kỳ

Nikki Haley, đại sứ Hoa Kỳ được Donald Trump bổ nhiệm tại Liên Hợp quốc đã tuyên bố bên ngoài cuộc họp rằng, thế giới sẽ không an toàn nếu nước Mỹ không sở hữu vũ khí hạt nhân.

Bà nhấn mạnh: “Tôi là một người mẹ, một người vợ, một người con gái. Tôi luôn luôn nghĩ về gia đình trước tiên. Nhiệm vụ của tôi là bảo vệ người dân và đất nước. Đảm bảo an toàn cho họ, giữ gìn sự yên bình. Chúng tôi muốn có lệnh cấm vũ khí hạt nhân nhưng ngày hôm nay, bây giờ, chúng tôi không thể thành  thật nói rằng, chúng ta có thể bảo vệ người dân khi cho phép những đối tượng xấu sở hữu chúng, trong khi những người cố gắng giữ gìn hòa bình như chúng ta lại không có trong tay những vũ khí đó”.

Bà Haley cũng nhấn mạnh có gần 40 nước đang tẩy chay hội nghị này và các nước như Bắc Triều Tiên hay Iran có thể đang vui mừng ủng hộ lệnh cấm trong khi những nước này đều không có ý định tuân thủ hiệp ước. Một tháng sau khi chiến thắng cuộc bầu cử tại Mỹ, ông Trump cho biết, muốn tăng quy mô của kho vũ khí hạt nhân, đi ngược lại với quá trình cắt giảm kéo dài hàng thập kỷ trước đó. Mika Brzezinski, dẫn chương trình “Morning Joe” của MSNBC tiết lộ ông Trump từng nói với cô rằng: “Hãy để nó trở thành một cuộc chạy đua vũ trang và chúng ta sẽ vượt trội hơn tất cả”. 

Pháp và Anh, các quốc gia đồng minh về vũ khí hạt nhân cũng đã lên tiếng phản đối cuộc đàm phán này, họ tuyên bố sẽ không giúp giải trừ các quốc gia hạt nhân. 

Lập trường của Úc

Trong số các quốc gia không sở hữu vũ khí hạt nhân, Úc là nước phản đối hiệp định một cách mạnh mẽ nhất. Úc luôn khẳng định rằng, khi nào vũ khí hạt nhân còn tồn tại, nước này phải phụ thuộc vào Mỹ với sự bảo hộ về hạt nhân. Tuy nhiên, quan điểm chính trị của Úc dường như ủng hộ các cuộc đàm phán. Thượng viện Úc đã thông qua một đề nghị yêu cầu Chính phủ tham gia vào cuộc đàm phán, kết quả khảo sát cho thấy gần 3/4 người dân Úc muốn nước này trở thành một phần của cuộc đàm phán chống vũ khí hạt nhân.

Một cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo Trident II trên tàu ngầm tại Đại Tây Dương. 	Ảnh: Lockheed Martin
Một cuộc thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo Trident II trên tàu ngầm tại Đại Tây Dương. Ảnh: Lockheed Martin

Trước động thái này, Thượng nghị sĩ đảng Lao động, Lisa Singh lập luận rằng nước Úc có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý nhằm ngăn chặn vũ khí hạt nhân, thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt duy nhất không bị cấm trong luật pháp quốc tế. “Hiện nay có khoảng 15.000 vũ khí hạt nhân trên toàn cầu, đây là mối đe dọa nghiêm trọng đối với loài người’’ bà Singh tuyên bố.

Đáp lại, trợ lý Thủ tướng, Thượng nghị sĩ James McGrath tuyên bố trước thượng viện rằng: “Úc chia sẻ mục tiêu của cộng đồng quốc tế về một thế giới hòa bình, không vũ khí hạt nhân” tuy nhiên không phải bằng việc tham gia các cuộc đàm phán của Liên Hợp quốc.

Ông cho rằng, hiệp ước ngăn chặn sẽ không tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân, có nguy cơ tác động đến hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân bằng cách tạo ra sự mơ hồ và nhầm lẫn thông qua các nghĩa vụ song song và tăng sự phân chia giữa các quốc gia hạt nhân và quốc gia còn lại. 

Một cuộc thăm dò tiến hành trong tháng này với 1.050 người Úc về câu hỏi “Liên Hợp quốc bắt đầu đàm phán hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Chính phủ Úc có nên ủng hộ cuộc đàm phán này?’’. Có đến 73% số người được hỏi ủng hộ, 10.6% nói không và có 15.5% người cho rằng có thể.

Theo Gem Romuld, điều phối viên của chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân, các hiệp ước hiện có ví dụ như hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân - đã thất bại trong việc giảm kho vũ khí hạt nhân, và Úc nên chấp nhận kế hoạch mới trong việc loại bỏ vũ khí này.

Đồng thời cho rằng, trong khi các vũ khí hủy diệt hàng loạt khác như hóa học hay vũ khí sinh học và mìn sát thương bị cấm, đây là thời điểm lịch sử để có thể đưa vũ khí hạt nhân vào cùng danh sách cấm như các loại vũ khí hủy diệt khác.

Trên thực tế, không có sự tham gia của các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, hiệp định được đánh giá là không thành công. Tuy nhiên, các nhà đề xướng nói rằng, một lệnh cấm vũ khí sẽ tạo ra một niềm tin về đạo đức cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, tạo ra một chuẩn mực quốc tế cấm phát triển tàng trữ và sử dụng vũ khí hạt nhân. Bên cạnh đó, các nước không sở hữu vũ khí hạt nhân ngày một thất vọng về sự phát triển hạt nhân hiện tại nên đã thể hiện sự ủng hộ cho một lệnh cấm mới.

Phan Vũ

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.