'Cỗ máy kiếm tiền' của lãnh đạo Kim Jong-un

Bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế, “cỗ máy kiếm tiền" của lãnh đạo Kim Jong-un vẫn mang lại cho Bình Nhưỡng hàng tỷ USD.

Một cuộc điều tra được phát sóng trên kênh Four Corners cho thấy “cỗ máy kiếm tiền” này đã phục vụ lãnh đạo Kim Jong-un và những cộng sự thân tiết của ông như thế nào.

Nhà phân tích quốc phòng Andrea Berger, một trong những người tham gia điều tra, cho biết: "Nhiều người nghĩ rằng Triều Tiên bị cô lập với cộng đồng quốc tế, không có quan hệ thương mại với thế giới bên ngoài trừ Trung Quốc, nhưng sự thật lại không phải như vậy. Bắc Triều Tiên… đang kinh doanh ở nước ngoài và rất giỏi trong việc che giấu hoạt động này".

Văn phòng 39: “Quỹ hoàng gia”

Triều Tiên có một cơ quan chính phủ bí ẩn, được gọi là Văn phòng 39, hoạt động như một loại “quỹ hoàng gia”.

Bat mi “co may kiem tien

Văn phòng 39 được cho là mang lại 1,6 tỷ USD nỗi năm cho Bình Nhưỡng.

Vụ ám sát ở Malaysia bộc lộ “cỗ máy kiêm tiền ngầm” của Triều Tiên

Vụ ám sát công dân Triều Tiên Kim Chol (được cho là Kim Jong-nam, anh trai của nhà lãnh đạo Kim Jong-un) tại sân bay Kuala Lumpur bằng chất VX đã bộc lộ qui mô hoạt động của Bình Nhưỡng ở Malaysia.

Cựu Phó đại sứ Triều Tiên Thae Yong-ho, người đã đào tẩu sang Hàn Quốc, cho biết: "Malaysia được coi là một loại cửa sổ để CHDCND Triều Tiên ra nước ngoài vì nước này miễn thị thực cho công dân Triều Tiên. Đó là một thiên đường để Bình Nhưỡng mở rộng kinh doanh”.

Có tin nói, hơn 1.000 công dân Triều Tiên từng sống và làm việc tại Malaysia.

Ngoài công việc xây dựng đường sá và các dự án phát triển khác, bà Berger còn cho biết Triều Tiên cũng điều hành công ty truyền thông quân sự Glocom ở Malaysia. Bà cho biết thêm: "Glocom là một mạng lưới buôn bán quân sự từ Malaysia, tiếp thị vũ khí và các chất liệu liên quan ở nước ngoài. Với bình phong là một nhà sản xuất vũ khí của Malaysia, nhưng ở đằng sau hậu trường, Triều Tiên đã bán công nghệ cho một số nước châu Phi, Trung Đông và có thể Đông Nam Á".

Kiếm tiền từ Singapore đến Vương quốc Anh

Bà Berger nói rằng hoạt động kinh doanh của CHDCND Triều Tiên kéo dài đến tận châu Âu.

Bà nói: "Công ty bảo hiểm quốc gia Triều Tiên có thể hoạt động ở Anh. Người ta không tin rằng Bắc Triều Tiên có liên kết chặt chẽ với Mỹ (theo nghĩa thông thường), nhưng chúng ta đã thấy rằng Triều Tiên có thể tiếp cận các sản phẩm của Mỹ. Xe chuyên dụng chở ông Kim Jong-un được bọc thép ở Mỹ và sau đó lại xuất sang Triều Tiên mà hải quan Hoa Kỳ không hề biết gì ”.

Kim Kwang-Jin, cựu nhân viên tài chính của CHDCND Triều Tiên tại Singapore, cho biết công ty bảo hiểm của ông đã gửi tiền trực tiếp cho “Lãnh tụ kính yêu” Kim Jong-il. Ông tiết lộ: "Chúng tôi kiếm tiền và rút ra 20 triệu USD mỗi năm cho ngày sinh nhật của lãnh đạo Kim Jong-il. Chúng tôi giữ, đếm và đặt khoản tiền này vào trong 20 chiếc hộp, mỗi hộp chứa 1 triệu USD. Công ty bảo hiểm này được coi là một trong những tổ chức tốt nhất, mang lại lợi nhuận ở Triều Tiên, ở Bình Nhưỡng”.

Mặc dù cộng đồng quốc tế áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt hơn để “giải quyết” chương trình hạt nhân của Triều Tiên, nhưng các doanh nghiệp của Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục hoạt động ở nước ngoài.

Nhà phân tích Andrea Berger kết luận: "Tôi muốn nói rằng các lệnh trừng phạt của LHQ đối với Triều Tiên giống như một cái sàng thủng. Không một biện pháp trừng phạt nào được đưa ra chống lại Bắc Triều Tiên ở cấp độ của Liên Hợp Quốc lại được thực hiện triệt để trên phạm vi toàn cầu.

Nếu Trung Quốc thực hiện các biện pháp trừng phạt của LHQ mà nước này đã ủng hộ, thì đó sẽ là một bước tiến lớn. Nhưng thực ra, không chỉ có Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Nhiều quốc gia trên thế giới có những cộng đồng kinh doanh Bắc Triều Tiên và có những mối quan hệ chính trị với Bình Nhưỡng. Các nước này không chịu sử dụng đòn bẩy mà họ có trong tay”.

Kienthuc.net.vn

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.