Nhìn lại chuyến công du 5 nước châu Á của ông Trump

(Baonghean.vn) - Tổng thống Trump đã hoàn tất các chuyến thăm tới 5 quốc gia châu Á, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philipines. Năm quốc gia với nhiều khác biệt về văn hóa, nhưng một điểm chung là người dân và giới lãnh đạo các nước đều chào đón nồng nhiệt Tổng thống Mỹ Donald Trump.

1. Nhật Bản

Tổng thống Donald Trump dùng bữa trưa gồm bánh hamburger và nước cô ca với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 5/11 (Ảnh: Twitter)
Tổng thống Donald Trump dùng bữa trưa gồm bánh hamburger và nước coca cola với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ngày 5/11 (Ảnh: Twitter)
Trong ngày đầu tiên đặt chân đến Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới gặp Thủ tướng Nhật bản tại sân golf sẽ sử dụng cho Olympic 2020. Hai nhà lãnh đạo thay đồ và dung bữa trưa nhẹ với hamburger, sau đó cả hai cùng ký tên vào những chiếc mũ với dòng chữ “Donald và Shinzo sẽ khiến tình đồng minh giữa hai nước tuyệt vời hơn”.
Ông Trump và ông Abe đã thảo luận về Triều Tiên cũng như thương mại, vừa chơi golf với golf thủ Hideki Matsuyama, tay golf đứng thứ ba thế giới. Một quan chức cấp cao Nhà Trắng tiết lộ hai nhà lãnh đạo đã xây dựng được một mối quan hệ thân thiết kể từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1.
2 nhà lãnh đạo ký lên những chiếc mũ có dòng chữ thể hiện tình hữu nghị với dòng chữ: “Donald và Shinzo: Làm liên minh càng vĩ đại” (Ảnh: Latimes)
Ông Trump và ông Abe ký lên những chiếc mũ có dòng chữ thể hiện tình hữu nghị với dòng chữ: “Donald và Shinzo: Làm liên minh càng vĩ đại”. Ảnh: Latimes
Tại Tokyo, Tổng thống Trump mô tả các chương trình hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng là một “mối đe dọa đối với thế giới văn minh và hòa bình ổn định quốc tế”. Sau khi đồng ý bán thiết bị quân sự của Mỹ cho Tokyo, ông Trump tin rằng Nhật Bản đã sẵn sàng bắn bất cứ một quả tên lửa nào của Triều Tiên “rơi khỏi bầu trời “.
Tổng thống Trump cũng gặp gỡ người thân của các công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc và cam kết sẽ làm việc cùng Thủ tướng Abe để đưa họ trở lại Nhật Bản.
2. Hàn Quốc
Những người ủng hộ vẫy cờ khi đoàn xe chở Tổng thống Trump đi qua trên đường phố Seoul ngày 7/11. Ảnh: Reuters.
Những người ủng hộ vẫy cờ khi đoàn xe chở Tổng thống Trump đi qua trên đường phố Seoul ngày 7/11. Ảnh: Reuters.

Tại Hàn Quốc, Tổng thống Trump cũng nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ giới lãnh đạo và người dân. Các đảng phái chính trị Hàn Quốc ngày 7/11 đã hoan nghênh Tổng thống Trump và kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Seoul – Washington trong việc giải quyết các mối đe dọa hạt nhân leo thang của Bình Nhưỡng.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Hàn đã có các cuộc hội đàm, tập trung vào mối đe dọa hạt nhân của Triều Tiên và đề xuất sửa đổi hiệp định thương mại tự do song phương. Tổng thống Trump hoan nghênh Seoul có kế hoạch mua sắm thiết bị quân sự của Mỹ, theo đó sẽ giúp thu hẹp thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Hàn Quốc.

Người dân Hàn Quốc chào đón Tổng thống Trump (Ảnh: AFP)
Người dân Hàn Quốc chào đón Tổng thống Trump (Ảnh: AFP)

Cũng tại cuộc thăm của ông Trump, đệ nhất phu nhân Hàn Quốc Kim Jung-sook đã đích thân chuẩn bị những món ăn truyền thống để mời Tổng thống Mỹ Donald Trump và phu nhân Melania Trump vào thời gian tiệc trà sau hội đàm tại Nhà Xanh.

3. Trung Quốc

Chủ tịch Tập và phu nhân đón Tổng thống Trump và phu nhân tại Tử Cấm Thành.
Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân đón Tổng thống Trump và phu nhân tại Tử Cấm Thành.

Tại Trung Quốc, Tổng thống Trump và phu  nhân được tiếp đón rất trọng thị. Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải nói với các phóng viên rằng chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump “còn hơn cả một chuyến thăm cấp nhà nước”, với các cuộc giao tiếp riêng tư giữa hai nguyên thủ, ngoài các lễ chào đón thông thường và các cuộc họp chính thức.

Sau khi tham quan Tử Cấm Thành, tối 8/11, Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đã dùng tiệc tối tại cung điện Jianfu của Hoàng đế Càn Long, nơi được coi là bí mật nhất trong các cung điện.

Trung Quốc còn chào đón Tổng thống Trump bằng thỏa thuận thương mại 9 tỷ USD. Trong chuyến thăm lần này của ông Trump, hai nước đã phê chuẩn tổng cộng 19 thỏa thuận trong các lĩnh vực khoa học sinh học, hàng không và sản xuất thông minh.

Tổng thống Trump được các em nhỏ Trung Quốc chào đón nồng nhiệt.
Tổng thống Trump được các em nhỏ Trung Quốc chào đón nồng nhiệt.

Tại Trung Quốc, Tổng thống Trump còn được nhiều người dân ngưỡng mộ vì ông đã nuôi dạy những người con ngoan ngoãn, thành đạt.

Một điều thú vị khác là Tổng thống Trump đã phải dùng sử dụng thiết bị “vượt tường lửa” để sử dụng mạng xã hội ở Trung Quốc vì nước này ngăn chặn nhiều trang web nước ngoài, đặc biệt là các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter
4. Việt Nam
Người dân Đà Nẵng chào đón Tổng thống Trump đến Việt Nam ngày 10/11/2017. (Ảnh: AFP / dẫn qua Zing)
Người dân Đà Nẵng chào đón Tổng thống Trump đến Việt Nam ngày 10/11/2017. Ảnh: AFP

Người dân Việt Nam chào đón Tổng thống Trump cũng không kém phần nồng nhiệt so với các nước châu Á khác. Khi ông đến Đà Nẵng để dự Hội nghị APEC vào chiều 10/11, hai bên đường đều có nhiều người quay phim, chụp ảnh, thậm chí có người còn cầm biểu ngữ gọi ông là Thiên sứ.

Tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến tinh thần Hai Bà Trưng trong bài phát biểu trước hàng nghìn đại biểu tham dự Hội nghị APEC.

Ông nói: “Vào khoảng năm 40 sau Công nguyên, Hai Bà Trưng đã đứng lên khởi nghĩa chống ngoại xâm, đánh thức niềm tin của Việt Nam. Đó cũng là lần đầu tiên các bạn đứng lên với niềm kiêu hãnh dân tộc để đấu tranh chống xâm lược”. Ông Trump cũng kêu gọi các đại biểu đặt lợi ích của quốc gia mình lên trên hết.

Lễ đón Tổng thống Donald Trump tại Phủ Chủ tịch.
Lễ đón Tổng thống Donald Trump tại Phủ Chủ tịch.

Vừa đến Hà Nội chiều 11/11, Tổng thống Trump liền livestream cầu Nhật Tân đẹp lung linh sắc màu khiến nhiều người thích thú. Rất đông người dân đứng 2 bên đường xếp hàng tại cửa Nhà hát lớn, khu vực Tràng Tiền mong được gặp mặt vị Tổng thống. Ngồi trên chiếc xe thứ hai, Tổng thống Donald Trump đã thân thiện vẫy tay chào người dân.

Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi lời cảm ơn nhân dân Việt Nam, trước khi chuẩn bị kết thúc chuyến thăm chính thức tại Hà Nội. “Tôi muốn cảm ơn nhân dân Việt Nam vì sự chào đón nồng nhiệt của các bạn, đồng thời khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước”, Tổng thống Trump cho biết trong cuộc họp báo với Chủ tịch nước Trần Đại Quang vào sáng 12/11.

5. Philipines

 Tổng thống Mỹ cũng mặc áo Barong Tagalog, trang phục truyền thống của Philippines, cùng lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN tham dự tiệc chiêu đãi. Ảnh: Getty
Tổng thống Mỹ cũng mặc áo Barong Tagalog, trang phục truyền thống của Philippines, cùng lãnh đạo của 10 nước thành viên ASEAN và các nước đối tác của ASEAN tham dự tiệc chiêu đãi. Ảnh: Getty

Ngày 12/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tới Philippines, chặng dừng chân cuối cùng trong chuyến công du châu Á 12 ngày, để dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 31 và Hội nghị Cấp cao Đông Á.

Tối 12/11, Tổng thống Trump đã dự chiêu đãi đặc biệt chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN (1967 - 2017), do Tổng thống Cộng hòa Philippines Rodrigo Duterte chủ trì tại Trung tâm Hội nghị SMX ở thành phố Pasay, thủ đô Manila. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump trò chuyện với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Nội dung cuộc trò chuyện có vẻ khá thú vị. Ảnh: Reuters.
Tổng thống Mỹ Donald Trump trò chuyện với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Nội dung cuộc trò chuyện có vẻ khá thú vị. Ảnh: Reuters.

Trong suốt buổi tiệc tối, Tổng thống Trump và người đồng cấp Duterte bắt tay hai lần, cụng ly rượu vang và trò chuyện khá thân thiết với nhau, trước khi các nhà lãnh đạo đến dự tiệc tập trung cho phần chụp ảnh chung. 

Thậm chí, Tổng thống Duterter còn thể hiện thái độ khá kiêng nể người đồng cấp Mỹ, khi lên hát bài hát mang tiêu đề “IKaw” (“Bạn”) vì Tổng thống Trump yêu cầu. “Thưa các quý ông quý bà, tôi sẽ song ca bất ngờ với cô Pilita Corrales theo yêu cầu của vị Tổng Tư lệnh Tối cao Mỹ”, Tổng thống Duterte phát biểu.

Thái Bình

(Tổng hợp)

tin mới

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

Bản tin Quốc tế: Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga

(Baonghean.vn)- Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Giới chức Mỹ nghi ngờ khả năng chiến thắng của Ukraine sau khi nhận viện trợ; Cơ sở lọc dầu của Nga cháy do UAV Ukraine; Moskva cảnh báo NATO về hậu quả tập trận sát biên giới Nga; Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động ở Niger dù đã rút quân

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.