Tìm giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản giai đoạn 2021 -2025

(Baonghean.vn) - Sáng 1/12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 - 2025. Hội nghị nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 75 năm ngành Lâm nghiệp Việt Nam.

Các đồng chí: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường; Thứ trưởng Thường trực Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn; Thứ trưởng Bộ Công thương Cao Quốc Hưng; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung; Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam Đỗ Xuân Lập đồng chủ trì Hội nghị.

Dự hội nghị  có đại diện lãnh đạo các Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Đài Tiếng nói Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam; các hiệp hội, ngành hàng trồng và chế biến lâm sản; lãnh đạo tỉnh Nghệ An.

Các đồng chí chủ trì Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 -2025. Ảnh: Phạm Bằng
Các đồng chí chủ trì Hội nghị giải pháp thúc đẩy sản xuất, chế biến và xuất khẩu lâm sản năm 2021 và giai đoạn 2021 -2025. Ảnh: Phạm Bằng

THÁO GỠ KHÓ KHĂN, PHẤN ĐẤU ĐẠT 18-20 TỶ USD VÀO NĂM 2025

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, kinh tế rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với vấn đề phát triển kinh tế của đất nước. Vì thế, Đảng, Nhà nước, Chính phủ đã có những chủ trương, quyết sách tập trung cho sự phát triển đó.

Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam giải quyết căn bản vấn đề lương thực và dồn sức cho công tác chăm lo phát triển rừng nói riêng và hệ sinh thái kinh tế lâm nghiệp nói chung. Một khoảng thời gian không dài, chúng ta hình thành được hệ sinh thái kinh tế rừng khá căn bản.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT, tỉnh Nghệ An tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chế biến từ gỗ. Ảnh: Phạm Bằng
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng lãnh đạo Bộ NN&PTNT, tỉnh Nghệ An tham quan các gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm chế biến từ gỗ. Ảnh: Phạm Bằng

Từ chỗ 28% độ che phủ rừng vào năm 1990 thì đến nay, đã có 14,6 triệu ha rừng, tỷ lệ che phủ chung là 42%. Pháp luật, chính sách cho công tác rừng và kinh tế rừng ngày càng được hoàn thiện đầy đủ. Từ ngày 19/11/2018, Việt Nam chính thức hội nhập quốc tế trong việc phát triển bền vững ngành kinh tế lâm nghiệp.

Việc hội nhập sâu rộng vào thị trường quốc tế đã và sẽ đem lại cho ngành chế biến gỗ, lâm sản xuất khẩu những điều kiện, cơ hội thuận lợi nhất định nhưng cũng chịu ảnh hưởng, tác động nhiều mặt của thị trường thế giới với nhiều khó khăn, thách thức như: Tác động của dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, khó khăn trong thu hút lao động, xu hướng kiện chống bán phá giá, trợ cấp sản phẩm, áp dụng rào cản thuế quan…

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, việc tổ chức Hội nghị với tinh thần cùng doanh nghiệp tìm ra các giải pháp hay, cách làm mới, thích ứng với tình hình thị trường trong nước, khu vực và thế giới để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất, chế biến, xuất khẩu lâm sản năm 2021 đạt 14-14,5 tỷ USD và đến năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, năm 2019, cả nước có 5.539 doanh nghiệp, 340 làng nghề sản xuất, kinh doanh, chế biến gỗ và lâm sản. Trong 10 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 10,46 tỷ USD, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn báo cáo. Ảnh: Phạm Bằng
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn báo cáo kết quả sản xuất của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản năm 2020. Ảnh: Phạm Bằng

Nhiều doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư thiết bị hiện đại với hệ thống dây chuyền sản xuất tự động, tiết kiệm nguyên vật liệu, thân thiện với môi trường. Năng suất lao động ngành chế biến gỗ, lâm sản tiếp tục được nâng lên, đạt khoảng 25.000 USD/người/năm. Thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc tiếp tục là những thị trường quan trọng của gỗ, lâm sản Việt Nam.

Bên cạnh đó, chất lượng rừng trồng được cải thiện, nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích rừng trồng sản xuất. Đến nay, cả nước có 600 ngàn ha rừng gỗ lớn và trên 200.000 ha rừng trồng sản xuất được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế.  

NGHỆ AN KÊU GỌI DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ

Phát biểu tại Hội nghị, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An nhấn mạnh, trong thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã nỗ lực rất lớn trong công tác thu hút đầu tư; kịp thời rà soát, điều chỉnh, bổ sung các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đổi mới phương thức tiếp cận, chỉ đạo quyết liệt để cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư.

Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn nhất cả nước, với tổng diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trên 1,16 triệu ha, chiếm 71,6% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh; trong đó, diện tích quy hoạch rừng sản xuất trên 622.000 ha.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Đến nay, toàn tỉnh có trên 965.000 ha đất có rừng, trong đó, diện tích rừng trồng hơn 180.000 ha, độ che phủ rừng đạt 58,5%; trữ lượng gỗ trên 91 triệu m3, trong đó, trên 9,6 triệu m3 gỗ rừng trồng; trên 1,94 tỷ cây tre, mét. sản lượng gỗ khai thác bình quân hàng năm thời gian gần đây đạt từ 1,2 - 1,4 triệu m3, sản lượng có khả năng khai thác bình quân hàng năm khoảng trên 2,5 triệu m3.

Diện tích rừng trồng hàng năm đạt khoảng 18.000 ha; bước đầu hình thành một số cơ sở chế biến sâu sản phẩm gỗ, đã mang lại hiệu quả kinh tế thực sự cho người trồng rừng và doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An quyết tâm tạo bước đột phá cũng như thúc đẩy ngành lâm nghiệp và đặc biệt là sản xuất chế biến gỗ của khu vực Bắc Trung Bộ phát triển một cách mạnh mẽ, đưa Bắc Trung Bộ trở thành trọng điểm phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản của cả Miền Trung.

PGS-TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng
PGS-TS Trần Đình Thiên - Thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Thay mặt UBND tỉnh, đồng chí Hoàng Nghĩa Hiếu kêu gọi các nhà đầu tư tiếp tục quan tâm, tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh Nghệ An nói chung và đặc biệt là đầu tư vào Khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ tại tỉnh Nghệ An nói riêng.

Tỉnh Nghệ An cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư trong giải quyết các thủ tục hành chính, đảm bảo nhà đầu tư được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư cao nhất theo quy định của Chính phủ.

PHẤN ĐẤU TRỒNG 1 TỶ CÂY GỖ LỚN ĐẾN NĂM 2025

Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao những cố gắng vượt bậc, sớm ổn định sản xuất, thích nghi nhanh và vượt qua những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản trong năm 2020. Qua đó, tiếp tục duy trì mạch tăng trưởng cao, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12,6 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2019, tiếp tục đứng trong nhóm 10 sản phẩm xuất khẩu chủ lực của đất nước, đứng đầu khu vực ASEAN, đứng thứ 2 châu Á và đứng thứ 5 thế giới.

Chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cũng như những khó khăn, thách thức mà ngành chế biến, xuất khẩu lâm sản đang gặp phải, Phó Thủ tướng nhấn mạnh thêm rằng, phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản được Chính phủ xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong sản xuất nông nghiệp, đóng góp quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng phát biểu kết luận hội nghị. Ảnh: Phạm Bằng

Nhắc lại mục tiêu phát triển của ngành là đến năm 2021, kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt từ 14-14,5 tỷ USD và đến năm 2025 đạt 18-20 tỷ USD, đồng chí Trịnh Đình Dũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phải xây dựng, trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề án kiểm kê rừng, đánh giá đúng thực trạng của rừng Việt Nam. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách liên quan đến lâm nghiệp, nhất là đầu tư, bảo vệ, phát triển rừng, chế biến lâm sản; các chính sách về thuế, đất đai, khoa học công nghệ.

Cùng với đó, xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021-2030, định hướng 2045, các chương trình đề án, liên quan. Trong đó, chú ý quy hoạch phát triển ngành lâm nghiệp phải trên cơ sở tái cấu trúc ngành lâm nghiệp và phải quy hoạch các cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Xác định cơ cấu hợp lý giữa nguyên liệu gỗ nhập khẩu và nguyên liệu gỗ trong nước; Phát triển các cơ sở chế biến sâu để đáp ứng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sự cạnh tranh trong khâu chế biến.

Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lớn, có quy mô và tiềm lực tài chính, công nghệ với vai trò đầu tàu, dẫn dắt phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để tạo ra lực lượng doanh nghiệp chế biến lâm sản Việt Nam phát triển, có chất lượng.

Hiệp hội chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam ra mắt Quỹ Việt Nam xanh. Ảnh: Phạm Bằng
Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam ra mắt Quỹ Việt Nam xanh. Ảnh: Phạm Bằng

Tập trung cơ sở hạ tầng chế biến gỗ, xây dựng trung tâm triển lãm, thiết kế sản phẩm gỗ có tầm khu vực; xây dựng một số khu lâm nghiệp công nghệ cao gắn vùng nguyên liệu; phát triển công nghiệp chế biến gỗ theo hướng liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm; khuyến khích tạo điều kiện doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến, thân thiện với môi trường; tập trung đào tạo nguồn nhân lực, đây là điều sống còn của doanh nghiệp.

Phó Thủ tướng Chính phủ cũng đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo các địa phương phát triển nguồn nguyên liệu gỗ lớn, phấn đấu đến 2025 đạt 1 triệu ha rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, đáp ứng 80% nguyên liệu gỗ trong nước; Thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ là từ đây đến năm 2025 cả nước trồng 1 tỷ cây xanh; kiểm soát chặt chẽ nguồn gỗ bất hợp pháp, xử lý nghiêm tình trạng gian lận thương mại.

Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 965.057 ha đất có rừng, trong đó, diện tích rừng trồng đạt khoảng 181.000 ha, độ che phủ rừng đạt 58,5%. Ảnh tư liệu
Toàn tỉnh Nghệ An hiện có 965.057 ha đất có rừng, trong đó, diện tích rừng trồng đạt khoảng 181.000 ha, độ che phủ rừng đạt 58,5%. Ảnh tư liệu

Cho rằng, nhiệm vụ đặt ra đối với ngành chế biến gỗ và lâm sản trong thời gian tới rất nặng nề, song Phó Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phát huy kết quả đạt được, vượt qua khó khăn để thực hiện việc đầu tư sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, đem lại lợi ích cao cho doanh nghiệp, ngành lâm nghiệp, người lao động. Đồng thời tin tưởng, ngành công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản Việt Nam sẽ thực hiện được mục tiêu đề ra, góp phần phát triển kinh tế đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

tin mới

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 17/5

(Baonghean.vn) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thi công '3 ca, 4 kíp' để hoàn thành cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đúng tiến độ; Vịnh Diễn Châu và khu vực ven biển Nghi Lộc, Cửa Lò thuộc quy hoạch cấm khai thác thủy sản có thời hạn… đây là một số nội dung đăng trên baonghean.vn ngày 17/5.

Huyện Kỳ Sơn kiến nghị các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để địa phương phát triển

Huyện Kỳ Sơn kiến nghị các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để địa phương phát triển

(Baonghean.vn) - Làm việc với đoàn giám sát HĐND tỉnh, huyện Kỳ Sơn kiến nghị các cấp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện để địa phương phát triển, trong đó, có 3 chính sách: mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; xây dựng nông thôn mới; phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thi công '3 ca, 4 kíp' để hoàn thành đường bộ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đúng tiến độ

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thi công '3 ca, 4 kíp' để hoàn thành đường bộ cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt đúng tiến độ

(Baonghean.vn) - Dự án đường bộ cao tốc này dài 49,3 km, đã đưa vào khai thác 30 km từ ngày 29/4 vừa qua. Hiện còn hơn 19 km chưa khai thác thuộc địa bàn huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối tháng 6/2024. 

Cảm xúc tháng Năm trên quê hương Bác Hồ

Cảm xúc tháng Năm trên quê hương Bác Hồ

(Baonghean.vn) - Những ngày này người dân trên mọi miền Tổ quốc đã tìm về Kim Liên (Nam Đàn) – quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Về đây, tất cả đều dành tình yêu lớn lao đối với vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam, người đã hy sinh cả cuộc đời mình vì độc lập của dân tộc.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 16/5

(Baonghean.vn) - Khai mạc Hội nghị lần thứ chín, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Chủ tịch UBND tỉnh cùng các đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri tại các địa phương; Sẽ thành lập Khu bảo tồn biển Hòn Ngư - Đảo Mắt...

Nghệ An kiến nghị Quốc hội phân cấp cho tỉnh một số nội dung cùng với bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển

Nghệ An kiến nghị Quốc hội phân cấp cho tỉnh một số nội dung cùng với bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển

(Baonghean.vn) - Làm việc với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, UBND tỉnh kiến nghị Trung ương phân cấp cho tỉnh một số nội dung cùng với bổ sung nguồn lực đầu tư phát triển; cho phép thành lập Ban quản lý khu công nghệ cao tỉnh, đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp công nghệ cao...

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 50/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 83/2017/NĐ-CP.

Những con người thầm lặng ở Khu Di tích Kim Liên

Những con người thầm lặng ở Khu Di tích Kim Liên

(Baonghean.vn) - Mỗi cán bộ, nhân viên của Khu Di tích Kim Liên, dù ở vai trò, vị trí nào, cũng có một niềm tự hào chung, đó là được làm việc tại quê Bác, hàng ngày được nhắc nhớ về Người, để nỗ lực, cố gắng không ngừng làm theo những điều Bác dạy.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 15/5

(Baonghean.vn) - Chủ tịch UBND tỉnh tiếp công dân; 92/94 xã thuộc diện sáp nhập đã hoàn thành lấy ý kiến cử tri; Nhộn nhịp thu hoạch lúa xuân… là những thông tin nổi bật ngày 15/5.

Họp

UBND tỉnh Nghệ An họp và cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng

(Baonghean.vn) - Chiều 15/5, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức họp để nghe và cho ý kiến về các nội dung: Chế độ dinh dưỡng đặc thù cho huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao; đặt tên đường trên địa bàn thành phố Vinh và huyện Nghi Lộc; họp Ban chỉ đạo Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 14/5

(Baonghean.vn) - Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua hồ sơ dự thảo Nghị quyết về bổ sung cơ chế, chính sách đặc thù cho Nghệ An; Nhiều cơ quan, đơn vị, dự án trên địa bàn tỉnh Nghệ An chưa giải ngân vốn đầu tư công; Cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất ở Hưng Tây, Hưng Nguyên...

Ra mắt cuốn sách 'Từ Việt Bắc về Hà Nội' - Tập 3 trong Bộ tiểu thuyết 5 tập 'Nước non vạn dặm' của tác giả Nguyễn Thế Kỷ

Ra mắt cuốn sách 'Từ Việt Bắc về Hà Nội' - Tập 3 trong Bộ tiểu thuyết 5 tập 'Nước non vạn dặm' của tác giả Nguyễn Thế Kỷ

(Baonghean.vn) - Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nội” - Tập 3 trong Bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm”, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập sách của PGS.TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương.

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/5

Nghệ An: Thông tin nổi bật ngày 13/5

(Baonghean.vn) - Lãnh đạo tỉnh Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Người; 37.044 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT… là những thông tin nổi bật ngày 13/5.

Thành phố Vinh đề xuất thí điểm thu phí dừng, đỗ xe ô tô trên lòng đường, vỉa hè và cơ chế đặc thù về thu, chi trong các trường học

Thành phố Vinh đề xuất thí điểm thu phí dừng, đỗ xe ô tô trên lòng đường, vỉa hè và cơ chế đặc thù về thu, chi trong các trường học

(Baonghean.vn) - Thông qua giám sát của Thường trực HĐND tỉnh, UBND TP. Vinh đề xuất, kiến nghị tỉnh 5 nội dung liên quan đến một số cơ chế, chính sách, trong đó, cho phép thành phố thí điểm thu phí dừng, đỗ xe ô tô trên lòng đường, vỉa hè và thực hiện cơ chế đặc thù về thu chi trong các trường học.