Lần đầu trưng bày quy mô lớn về "Cải cách ruộng đất 1946-1957"

Trưng bày chuyên đề "Cải cách ruộng đất 1946-1957" đã chính thức khai mạc sáng 8/9 tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội.
Triển lãm có gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất chứa đựng nhiều giá trị lịch sử. Nguồn: TTXVN
Triển lãm có gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất chứa đựng nhiều giá trị lịch sử. Nguồn: TTXVN
Trong cuộc trưng bày này, Bảo tàng Lịch sử quốc gia giới thiệu đến công chúng gần 150 hiện vật, tư liệu gốc, ảnh tư liệu lịch sử về cải cách ruộng đất đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và các cơ quan lưu trữ, các bảo tàng ở Hà Nội và địa phương như Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính Phủ, Văn phòng Quốc Hội, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Bảo tàng Hồ Chí Minh và bảo tàng các tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên, Nam Định, Thái Bình… 
Những tư liệu, hiện vật này rất quý hiếm, chứa đựng nhiều giá trị nội dung lịch sử và lần đầu tiên được đưa ra trưng bày, giới thiệu đến đông đảo công chúng trong khuôn khổ trưng bày chuyên đề quy mô lớn.
Trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957” gồm hai phần. Phần đầu tập trung thể hiện tình hình "Nông thôn Việt Nam trước cải cách ruộng đất". Phần này, Bảo tàng trưng bày một số hình ảnh, số liệu, bảng thống kê... để làm rõ sự tồn tại của bốn chế độ sở hữu chính về ruộng đất ở Việt Nam, là ruộng đất của giai cấp địa chủ phong kiến; tư bản thực dân Pháp; ruộng đất công và ruộng đất của nông dân. 
Tiếp đó là phần trưng bày các hình ảnh tư liệu và các hiện vật là đồ dùng sinh hoạt của địa chủ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Trong đó có các tài liệt, tư liệu gốc như sổ ruộng đất, sổ thu tô... của địa chủ; đối lập với cuộc sống xa hoa của địa chủ là cuộc sống cực khổ, đói rách đến cùng cực của nông dân được thể hiện qua một số hiện vật, đồ dùng như áo bông, áo đụp, cày chìa vôi, thẻ thuế thân.
Một bức ảnh tư liệu được giới thiệu tại chương trình trưng bày (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Một bức ảnh tư liệu được giới thiệu tại chương trình trưng bày (Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia
Trong phần chính nói về "Cải cách ruộng đất 1946-1957," các hiện vật, tài liệu trưng bày được chia làm bốn nội dung cụ thể. Trong đó, có một phần nêu rõ các chủ trương của Đảng, Chính phủ về cải cách ruộng đất thông qua trưng bày nhiều ảnh tư liệu về các hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng Chính phủ, Quốc hội...; các văn bản như luật, sắc lệnh, pháp lệnh, nghị định, chỉ thị, thông tư, báo cáo, sách, tài liệu tuyên truyền về cải cách ruộng đất.
Phần nói về cải cách ruộng đất từ năm 1953-1956 giới thiệu một số ảnh tư liệu lịch sử, một số báo cáo tổng kết, bản thống kê, tờ tin, bản tin... về quá trình và kết quả thực hiện cải cách. 
Phần "Sai lầm và sửa chữa sai lầm" giới thiệu một số ảnh tư liệu lịch sử, nghị quyết, thông tư, chỉ thị, công văn của Đảng, báo cáo kết quả sửa sai của một số địa phương. 
Trong nội dung "Hoàn thành thắng lợi" được làm rõ qua các ảnh tư liệu về thành quả, kết quả mà người nông dân Việt Nam đã có sau cải cách ruộng đất; một số đồ dùng sinh hoạt của nông dân; nhóm huy hiệu, cờ thưởng, giấy chứng nhận sở hữu ruộng đất người nông dân được cấp sau cải cách...
Trưng bày chuyên đề “Cải cách ruộng đất 1946-1957” sẽ diễn ra đến hết năm 2014.
Theo Vietnam+

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.