Lạ lùng phiên chợ bán thứ 'độc nhất vô nhị'

(Baonghean.vn) - Ở xã Thanh Lương (Thanh Chương) có một cái chợ độc nhất vô nhị - chợ rơm,  nơi chỉ bán duy nhất là rơm để làm thức ăn cho trâu, bò.

Theo người dân địa phương, Thanh Lương là xã nuôi nhiều trâu bò, trong khi đó ruộng đất thì có hạn nên rơm rạ không nhiều, hàng năm đến mùa giáp hạt, trâu bò thường thiếu thức ăn. Do nhu cầu về thức ăn cho gia súc, chợ rơm đã hình thành, tính đến nay cũng đã gần chục năm.

Khách mua bán rơm chủ yếu là người dân các xã quanh vùng như Thanh Lương, Thanh Khai, Thanh Yên, Ngọc Sơn…

Chợ rơm ngày giáp hạt, thỉnh thoảng mới có khách mua rơm. Ảnh: Huy Thư.
Chợ rơm ngày giáp hạt, thỉnh thoảng mới có khách mua rơm. Ảnh: Huy Thư.

Chợ thường họp vào buổi sáng hàng ngày, bắt đầu từ tháng 10 âm lịch và kéo dài cho đến vụ gặt lúa chiêm năm sau. Gọi là chợ nhưng thực ra chỉ là một địa điểm mua bán rơm tự phát, nằm cạnh khu nghĩa trang cũ ở giữa xóm 3. Trước đây, chợ rộng vài trăm mét, nay khu vực quanh chợ đã phát triển, tường cao rào kín, nên người dân phải họp dọc đường.

Mùa này, đi trên quốc lộ 46, đoạn từ xã Ngọc Sơn đến xã Thanh Khai thấy những người phụ nữ đi xe máy chở theo những bó rơm kềnh càng, hướng về chợ Cồn thì đó chính là những người đi bán rơm. Họ thường chuẩn bị “hàng” từ chiều hôm trước, rút rơm ra khỏi cây, chuyển rơm ra khỏi nhà rơm, rồi bó lại cẩn thận theo từng bó nhỏ. Lúc đi chợ, mới đưa rơm lên xe cột thành chồng. Khi đến chợ, ai mua thì chở cả xe rơm về nhà họ.

Một người phụ nữ chở rơm đến chợ bán. Ảnh: Huy Thư.
Một người phụ nữ chở rơm đến chợ bán. Ảnh: Huy Thư.

Có mặt tại chợ rơm khá sớm, chị Nguyễn Thị Lý, ở xóm 8 xã Ngọc Sơn cho biết, nhà chị làm gần 5 sào ruộng, nhưng mùa nào cũng thừa rơm nên phải chở đến đây để bán. Theo chị Lý, đi bán rơm phải chọn ngày trời nắng ráo, sạch sẽ, mới bán được hàng, nếu giữa buổi chợ mà gặp mưa to, coi như ế.

Mỗi xe rơm, tùy vào loại rơm gặt tay hay gặt máy, chất lượng ngon hay dở, số lượng nhiều hay ít, thời gian, thời tiết… mà có giá dao động từ 80 – 120 nghìn đồng. Nhìn chung những ngày mưa rét kéo dài trước và sau tết Nguyên đán, giá rơm thường cao hơn.

Ngày trước, người đi bán rơm thường dùng xe đạp để chở rơm, một bó buộc trên gác, 2 bó buộc hai bên, người không biết đi xe đạp thì cho rơm vào gióng để gánh bộ. Nay người đi chợ bán rơm, chủ yếu dùng xe máy, không chỉ đi về nhanh gọn mà còn chở được nhiều rơm. Họ thường đi thành nhóm vài người “vừa để cho vui, vừa giúp đỡ nhau khi gặp chuyện không may”.

Một góc chợ rơm. Ảnh: Huy Thư.
Một góc chợ rơm. Ảnh: Huy Thư.

Tùy vào phiên chợ, vào chất lượng rơm mà bán được hay không, ai hên thì bán được sớm, ai xui thì ngồi đến trưa vẫn ế, có khi lại chở rơm về. Chị Lý cho biết: “Có hôm, một buổi sáng, tôi bán được 3 xe rơm, bán xong xe này lại về chở xe khác, nhưng có hôm cũng ế đồng loạt, các chị em phải rủ nhau đi bán rao ở các làng xa. Khi đi bán rao như vậy, dân thường ép, nên mỗi xe chỉ 60 – 70 nghìn, chịu thêm tiền xăng cũng phải bán, còn hơn mang về”

Chợ rơm Thanh Lương ngày giáp hạt những năm gần đây không còn đông đúc như các năm trước. Trâu bò tuy không còn là “đầu cơ nghiệp” nhưng vẫn được người dân ở đây nuôi nhiều để làm hàng hóa, làm thực phẩm. Song đời sống của người dân đã khá lên, họ đã tìm được những phương cách thích hợp để đối phó với nạn thiếu thức ăn của gia súc trong  kỳ giáp hạt, như dành đất trồng ngô, cỏ voi, mua thêm thức ăn tinh, thức ăn tổng hợp để dự trữ… nên người mua rơm ngày càng ít đi.

Niềm vui của người phụ nữ khi bán được rơm. Ảnh: Huy Thư.
Niềm vui của người phụ nữ khi bán được rơm. Ảnh: Huy Thư.

Những người phụ nữ xã Ngọc Sơn đi bán rơm đều cho rằng, nếu bán được rơm thì mỗi sào ruộng, tiền bán rơm có khi nhiều hơn tiền bán lúa. Do vậy, ngày mùa ngoài chuyện lo gặt  lấy lúa, họ còn tích cực thu gom, phơi rơm cho khô khén, vàng thơm để làm thức ăn cho trâu, bò và đưa đi chợ bán được giá. Rơm đã trở thành mặt hàng độc đáo của người dân các xã trong vùng.

Về Thanh Lương đi chợ rơm, dẫu không mua rơm cũng một lần được hiểu thêm về cái hay, cái “ngộ” của người dân chợ Cồn.

                                                            Huy Thư

tin mới

Điện Biên Phủ

Hội thảo ‘70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An’

(Baonghean.vn) - Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân – dân Nghệ An” cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nghệ An gặp mặt chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Chương trình gặp mặt nhằm tiếp tục khơi dậy và phát huy truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của chiến dịch Điện Biên Phủ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

Những ký ức không thể nào quên của thanh niên xung phong Nghệ An ở Điện Biên Phủ

(Baonghean.vn) - Trong hơn 16.000 thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu tại Chiến dịch Điện Biên Phủ, Nghệ An cũng đã có hàng nghìn chiến sĩ thanh niên xung phong tình nguyện lên đường với ý chí và quyết tâm sắt đá. 70 năm trôi qua, nhưng ký ức về một thời hoa lửa vẫn mãi không thể nào quên…

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

Thác Đũa - điểm du lịch giàu tiềm năng ở Quỳ Châu

(Baonghean.vn) - Thác Đũa có vẻ đẹp hoang sơ, là nơi giải nhiệt lý tưởng và từng là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa. Tuy nhiên, do đợt mưa lũ năm 2023, đường vào điểm du lịch này bị sạt lở nghiêm trọng, gây khó cho du khách khi muốn tới trải nghiệm.

Thăm hỏi, động viên người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thăm hỏi, động viên công nhân lao động trên công trường Dự án đường dây 500Kv mạch 3

(Baonghean.vn) - Đoàn công tác Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, UBND tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh đã thăm hỏi, động viên đoàn viên, người lao động thi công dự án đường dây 500kV mạch 3, nỗ lực để công trình được đóng điện trước ngày 30/6/2024.

Cửa Lò

Trong 3 ngày tổ chức lễ hội, Cửa Lò đón trên 65.000 lượt khách, doanh thu trên 70 tỷ đồng

(Baonghean.vn) - Sau ngày khai hội, khách du lịch gần, xa liên tục đổ về biển Cửa Lò để tham quan, nghỉ dưỡng, hứa hẹn năm 2024, Cửa Lò đạt mục tiêu đón 4,15 triệu lượt khách; khách lưu trú đạt 1,45 triệu lượt; doanh thu dịch vụ du lịch đạt 4.200 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023. 

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

3 năm, các câu lạc bộ ví, giặm ở Thanh Chương vẫn mỏi mòn đợi chờ hỗ trợ

(Baonghean.vn) - Từ năm 2021, Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 29/2021/NQ–HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ đối với nghệ nhân, CLB trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, đến nay, một số CLB trên địa bàn huyện Thanh Chương vẫn chưa được thụ hưởng chính sách này.