3 cách đơn giản để thanh lọc muối ra khỏi cơ thể

Lượng natri tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể chỉ khoảng 0,5-1,25 g, chưa bằng một thìa nhỏ muối. Hiện trung bình người Việt ăn 9,4 g muối mỗi ngày, gấp đôi mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới. Do đó để cơ thể khỏe mạnh bạn cần ăn nhạt hơn hoặc phải thải bớt muối ra khỏi cơ thể.

Vui lòng nhập tối thiểu 5 từ giúp ích cho việc tìm kiếm.

Dưới đây là ba cách đơn giản giúp thải bớt muối ra khỏi cơ thể:

Tăng cường ăn rau quả

Phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng, cho biết tăng cường ăn rau quả giúp cơ thể thải muối natri. Một người trưởng thành một ngày nên ăn 400 g rau, 100-300 g quả chín. Rau quả không chỉ cung cấp vitamin, khoáng chất mà còn giàu chất xơ, chất chống ôxy hóa. Người dân nên chọn rau quả có màu xanh, vàng, đỏ hơn là những loại có màu nhạt.

80 g quả chín tương đương với một múi bưởi, một quả hồng xiêm, một miếng dưa hấu, một chùm nho nhỏ...

Uống nước đủ

70% cơ thể là nước, cung cấp môi trường hoàn hảo cho tế bào sống yên ổn không bị bệnh. Một người trưởng thành cần uống 2-2,5 lít nước mỗi ngày. Nên phân bổ đều lượng nước trong ngày, không đợi khát mới uống vì khát nghĩa là các tế bào đã thiếu nước.

Tập thể dục cho toát mồ hôi

Đổ mồ hôi nhiều là một cách thải bớt muối ra cơ thể, tuy nhiên cần chú ý giữ nước trong lúc tập. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút một tuần hoặc tương đương. Trẻ em và thanh thiếu niên nên hoạt động thể lực ít nhất 60 phút mỗi ngày.

Theo thạc sĩ Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng, muối (NaCl) được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là natri và clorua, có vị mặn, là gia vị thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày của mọi người dân trên thế giới. Natri là nhân tố chính trong việc tạo nên vị mặn của muối và gây những tác hại tới cơ thể con người nếu thừa.

Na+ là chất điện giải có vai trò điều hòa áp lực thẩm thấu và cân bằng thể dịch, cân bằng acid-base, cũng như các hoạt động điện sinh lý trong cơ, thần kinh. Ngoài ra, cùng với kali và clorua, natri rất cần thiết cho quá trình vận chuyển tích cực các nguyên liệu qua màng tế bào như chuyển hóa glucose và trao đổi ion natri của tế bào.

Thừa natri so với nhu cầu khuyến nghị làm tăng tính thấm, tăng trương lực thành mạch, gây ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây ra tăng huyết áp, đồng thời khiến thận phải tăng hoạt động liên tục. Tăng tiêu thụ natri có liên quan tới tăng huyết áp, các bệnh tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim.

Theo Danviet

tin mới

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An

Bệnh viện Y học cổ truyền Nghệ An: Dấu ấn 60 năm, khẳng định vị thế 'lá cờ đầu' của ngành y tế

(Baonghean.vn) - Trải qua 60 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, với nhiều dấu ấn thành tựu đáng tự hào; trở thành “lá cờ đầu” của ngành y tế Nghệ An; 1 trong 7 đơn vị xếp hạng I trên toàn quốc về chuyên ngành y học cổ truyền.

Chữa ngứa da theo đông y

Chữa ngứa da theo đông y

Ngứa da mùa xuân có nguyên nhân chủ yếu là do huyết nhiệt trong cơ thể kết hợp với tà khí bên ngoài xâm nhập vào cơ thể lưu lại ở bì phu mà gây nên bệnh.

Bệnh viện ĐKTP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

Bệnh viện Đa khoa TP Vinh ‘hồi sinh’ bàn chân nguy cơ hoại tử cho cụ bà 88 tuổi

(Baonghean.vn) - Cụ bà 88 tuổi (Thanh Chương) bị hoại tử đầu ngón chân phải, cùng với bệnh lý nền phức tạp, đã đi điều trị tại bệnh viện tuyến trên một thời gian nhưng không đỡ. Vừa qua, bà may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa TP. Vinh phẫu thuật thành công, giữ lại đôi bàn chân lành lặn.