Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Nga

Thỏa thuận thuê tàu ngầm hạt nhân được ký kết sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vào cuối tuần vừa rồi.

Báo Vedomosti cho biết Nga vừa ký kết thỏa thuận cho phép Ấn Độ thuê tàu ngầm tấn công hạt nhân thuộc Đề án 971 Shchuka-B (NATO định danh: Akula) thứ hai từ Nga. Thỏa thuận này nằm trong hợp đồng quân sự liên chính phủ có trị giá hơn 6 tỷ USD, được lãnh đạo hai nước thông qua trong khuôn khổ hội nghị khối 5 nền kinh tế phát triển BRICS (gồm Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi, Brazil) diễn ra hôm 15/10.

Hai tàu lớp Shchuka-B đang chờ đại tu tại nhà máy Severodvinsk. Ảnh: Airbase.ru.
Hai tàu lớp Shchuka-B đang chờ đại tu tại nhà máy Severodvinsk. Ảnh: Airbase.ru.

Chiếc tàu ngầm này sẽ được Nga đại tu và hiện đại hóa trước khi bàn giao cho Ấn Độ. Quá trình đại tu bao gồm việc sửa chữa hệ thống điện trên tàu và nâng cấp các trang thiết bị điện tử.

Nga cũng sẽ thay thế 28 tên lửa hành trình RK-55 Granat (tầm bắn 3.000 km) trên tàu ngầm này bằng hệ thống tên lửa Klub-S (tầm bắn 300 km) theo thỏa thuận kiểm soát xuất khẩu tên lửa tiến công (MTCR), vốn cấm xuất khẩu tên lửa có tầm bắn trên 300 km.

Nga và Ấn Độ còn ký kết hàng loạt thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác quân sự. Đáng chú ý nhất là việc Nga sẽ bán 4 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 cho Ấn Độ. Trước đó, Nga mới chỉ bán hệ thống này cho Trung Quốc với giá 2 tỷ USD.

Ông Mikhail Barabanov, tổng biên tập tạp chí Moscow Defense, cho biết Ấn Độ từng yêu cầu các tập đoàn của Israel phát triển hệ thống phòng không Barak-8. Tuy nhiên, tính năng kỹ chiến thuật của chúng không đáp ứng được yêu cầu của quốc gia này, buộc họ phải tìm đến tổ hợp S-400 của Nga.

Xe phóng đạn của tổ hợp tên lửa S-400. Ảnh: RT.
Xe phóng đạn của tổ hợp tên lửa S-400. Ảnh: RT.

Ấn Độ cũng quyết định đặt mua của Nga 4 tàu hộ vệ tên lửa Đề án 11356. Chiếc đầu tiên sẽ được đóng tại Nga, những chiếc còn lại sẽ được Ấn Độ hoàn thiện với công nghệ do Nga chuyển giao.

 Tàu ngầm tấn công chạy bằng động cơ hạt nhân Đề án 971 Shchuka-B được Liên Xô biên chế chính thức vào năm 1986. Phiên bản nâng cấp được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650M, cho phép tàu di chuyển với tốc độ tối đa lên tới 65 km/h khi lặn.

Shchuka-B có thể lặn tới độ sâu tối đa 600 m, gấp đôi những tàu ngầm tương tự của Mỹ. Tàu được trang bị 4 ống phóng ngư lôi 533 mm (28 quả) và 4 ống phóng ngư lôi 650 mm (12 quả), 3 bệ phóng tên lửa phòng không Igla-M và 28 tên lửa hành trình RK-55 Granat.

Ấn Độ thuê tàu ngầm Đề án 971 đầu tiên của Nga hồi năm 2007. Chiếc tàu này mang định danh K-152 Nerpa trong biên chế Hải quân Nga, sau đó được đổi tên thành INS Chakra trong biên chế Hải quân Ấn Độ. Hợp đồng thuê tàu ngầm có thời hạn từ năm 2012 đến 2022 với trị giá khoảng 670 triệu USD. Tổng số tiền mà Ấn Độ bỏ ra để thuê hai tàu Đề án 971 lên tới 2 tỷ USD.

Theo VNEpress

tin mới

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.