Bài diễn văn tuyệt vời, nhưng nước Mỹ vẫn còn chia rẽ

Có một chủ đề đã được bàn luận sôi nổi khắp nước Mỹ: Tổng thống Trump phiên bản nào sẽ xuất hiện trong buổi phát biểu đầu tiên trước lưỡng viện - kích động, mất kiểm soát hay chỉnh chu, lịch sự?

Tổng thống Donald Trump phát biểu trước Quốc hội Mỹ tối 28-2 - Ảnh: Reuters
Tổng thống Donald Trump phát biểu trước Quốc hội Mỹ tối 28-2 - Ảnh: Reuters

Tổng thống Donald Trump đã có một bài diễn văn hay nhất sự nghiệp. Đài CNN - nổi tiếng chưa từng dành một lời tốt đẹp nào cho ông Trump - đã đánh giá bài diễn văn một cách tích cực. Đài Foxnews thậm chí giật tít “Một chương mới của sự vĩ đại”.

Liệu màn biểu diễn xuất thần này có cứu vãn tỉ lệ ủng hộ dành cho ông Trump không (hiện khoảng 40%), thì vẫn là một câu hỏi để ngỏ. Nhưng đây là một khởi đầu mới thuận lợi: theo thăm dò của CNN - khán giả đài này đa số có quan điểm chống Trump - cho thấy 78% đánh giá tích cực bài diễn văn; 69% cảm thấy chính sách của ông Trump sẽ đưa nước Mỹ đi đúng hướng.

Ông Trump liệt kê rõ ràng những thành quả của 40 ngày đầu trong Nhà Trắng và nghị trình ông dự định theo đuổi trong tương lai. Khác với các bài diễn văn vận động tranh cử vốn đầy những dữ kiện sai, mâu thuẫn, mơ hồ và mang tính công kích, bài diễn văn lần này rất chuẩn mực.

Xét về phong thái

Bài diễn văn của ông Trump mang tính “Tổng thống” nhiều hơn tất cả những gì ông từng thể hiện trong quá khứ. Báo New York Times trong dòng tít chính phải miễn cưỡng viết: “Trump dịu giọng vạch ra các mục tiêu” - một lời khen đắt đỏ nếu so với những gì báo này thường viết.

Trang nhất của tờ Washington Post cũng phải chạy theo: “Bài diễn văn Tổng thống đáng ngạc nhiên của Trump”. Truyền thông chính thống rõ ràng bị bất ngờ.

Nhưng ông Trump không giữ kẽ hay lịch sự khi nói về những kẻ ông tin là đe dọa an ninh và những giá trị của Mỹ. Ông mở đầu bài diễn văn với việc công nhận sự đóng góp của người Mỹ da đen nhân Tháng kỉ niệm lịch sử người Mỹ đen. Sau đó ông công kích những kẻ cực đoan thù hận người da đen và Do Thái…

Ông Trump ca ngợi lực lượng cảnh sát quốc gia, kêu gọi người Mỹ hợp tác với cảnh sát thay vì ngược đãi họ. Đây là lời chỉ trích trực tiếp nhắm vào phong trào Black Lives Matter của người da màu vốn kêu gọi bạo lực chống lại cảnh sát và những người dẫn đầu tuần hành chống Trump trên khắp nước Mỹ. Ông phát đi tín hiệu là ông sẽ "không bị đe dọa".

Tổng thống Barack Obama trước đây chủ trương “giữ kẽ” trong việc gọi thẳng tên khủng bố, khủng bố Hồi giáo cực đoan… vì sợ ngôn từ này sẽ làm phật lòng người Hồi giáo ôn hòa. Ông Trump thì không: ông nói thẳng là sẽ không nhượng bộ trước đe dọa. Các nhân viên bên trong Nhà Trắng tuy vậy nhận xét ông Trump có thể "xuống nước" về quan điểm này trong tương lai.

Ông Trump có nhắc lại hai câu khẩu hiệu “Làm nước Mỹ vĩ đại một lần nữa” và “Nước Mỹ là ưu tiên”. Ông tuyên bố không chịu trách nhiệm về thế giới, và ông được bầu chỉ để phụng sự người Mỹ.

Ông rõ ràng muốn chuyển thông điệp đến thế giới rằng ông hoàn toàn nghiêm túc trong chuyện này. Chẳng hạn, ông tự nhận phần công bắt các nước châu Âu đóng góp đầy đủ cho liên minh quân sự NATO.

Ông Trump kêu gọi đảng Dân chủ hợp tác với chính quyền giải quyết các vấn đề của đất nước. Nhưng ông cũng chỉ thẳng mặt họ, yêu cầu “ngưng đấu đá vì những vấn đề lặt vặt”. Ông Trump muốn sự hợp tác, nhưng đây có lẽ không phải chiến thuật tốt. Phe Dân chủ nhìn có vẻ choáng.

Những phụ nữ bên Dân chủ đến nghe bài diễn văn đều mặc đồng phục trắng. Họ làm như thế để gây áp lực lên các chính sách chống phụ nữ của ông Trump, tiêu biểu là chính sách Kế hoạch hóa gia đình, phá thai...

Màu trắng bởi vì cánh phụ nữ từng mặc màu này để đấu tranh cho quyền được bỏ phiếu hồi những năm 1900. Có lẽ ai đó nên nói với họ là phụ nữ thời đó cũng chống lại việc phá thai (giống ông Trump).

Các chính sách lớn

Hầu hết các Tổng thống Mỹ mời các vị khách đại diện cho một vấn đề nào đó họ muốn nhấn mạnh trong bài diễn văn. Ông Trump đã mời một số người, nhưng sự công nhận của bà quả phụ - vợ của binh sĩ William Owen, người gần đây đã hi sinh ở Yemen trong một nhiệm vụ đột kích - là khoảnh khắc nổi bật của cả buổi tối.

Cả Quốc hội đã đứng dậy vỗ tay có lẽ là trong suốt 5 phút - một kỷ lục đáng ghi nhận. Van Jones, một trong những nhà phê bình ông Trump gay gắt nhất trên Đài CNN, còn phải bình luận: “Đó là khoảnh khắc ông Trump trở thành Tổng thống”.

Bà Carryn Owens, một nữ khách mời phấn khích tán thưởng bài phát biểu, bên cạnh cô Ivanka Trump (phải), con gái của Tổng thống Trump - Ảnh: Reuters
Bà Carryn Owens, một nữ khách mời phấn khích tán thưởng bài phát biểu, bên cạnh cô Ivanka Trump (phải), con gái của Tổng thống Trump - Ảnh: Reuters

Dù thuộc phe Cộng hòa, ông Trump không có quan điểm bảo thủ. Bài diễn văn tiếp tục nhắc lại sự chán ghét của ông dành cho giao thương. Ông nhấn mạnh cam kết mang việc làm trở lại nước Mỹ, ủng hộ các doanh nghiệp - hành động mà hầu hết phe bảo thủ coi là “đồng chủ nghĩa tư bản”.

Và có lẽ tin tốt mới toanh trong bài diễn văn - trong đó ông Trump nói sẵn sàng thỏa hiệp về vấn đề nhập cư - gợi ý rằng ông đang nghiêng về giải pháp xây dựng lộ trình nhập tịch cho người nhập cư bất hợp pháp. Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, thủ lĩnh phe Cộng hòa ở Thượng viện, trong cuộc phỏng vấn sau bài diễn văn, tuy vậy không tỏ ra hào hứng lắm.

Các ưu tiên của ông Trump đã được vạch ra rõ ràng. Ông muốn tăng chi tiêu quốc phòng lên 10% (tức 54 tỉ USD); khuyến khích các trường học tư và lựa chọn trường, đặc biệt dành ưu tiên cho trẻ em nghèo thuộc cộng đồng thiểu số; tạo ra một hệ thống nhập cư tính điểm tương tự của Úc để tạo điều kiện cho những người nhập cư có khả năng tự lo cho bản thân. Cuối cùng, ông Trump nói rõ sẽ ủng hộ cải tổ y tế theo hướng được nhiều đảng viên Cộng hòa đồng tình.

Đối ngoại ra sao?

Ông Trump không nói nhiều về chính sách đối ngoại mặc dù ông khá bận rộn với nó. Ông không nhắc đến Iraq hay Afghanistan, nhưng có thể hiện sự ủng hộ đối với Israel. Tương tự, quan hệ với Nga - chủ đề ông Trump hứng nhiều chỉ trích, Trung Quốc hay Triều Tiên cũng không được nói đến.

Phần “lợn cợn” trong bài diễn văn là ông Trump không nói sẽ kiếm đâu ra tiền để chi trả cho nghị trình của mình. Nhưng điều này cũng không quá bất thường.

Tôi không nhớ có ông Tổng thống nào giải thích vụ này. Dựa trên các cuộc thảo luận gần đây, ông Trump kỳ vọng tăng trưởng kinh tế nhanh và việc cắt giảm kinh phí các chương trình khác (chẳng hạn bảo vệ môi trường) sẽ giải quyết chuyện tiền nong. Hai lĩnh vực nuốt ngân sách nhiều nhất là An sinh xã hội và Chăm sóc y tế không bị đụng đến.

Tóm lại, bài diễn văn của ông Trump là một khởi đầu tốt cho nhiệm kỳ Tổng thống. Tôi chỉ ước gì ông ấy từ bỏ vụ công bố chính sách bằng mạng xã hội Twitter và thay bằng cách chính thống hơn.

Ông Trump có thể cãi nếu không có Twitter và phong cách “dữ dội”, liệu ông có được bầu không. Ai mà biết được?

Theo TTO

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.