Bầu cử giữa kỳ: Vẽ lại bức tranh chính trường Mỹ?

(Baonghean.vn) - Thông thường các cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ là vấn đề của các bang và quận. Tuy nhiên cuộc bầu cử ngày 6/11 năm nay có ý nghĩa quan trọng chưa từng thấy trong lịch sử nước Mỹ.

Không chỉ là cuộc tái đấu tranh giành kiểm soát lưỡng viện giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, cuộc bầu cử lần này còn được ví như “cuộc bầu cử Tổng thống trước thời hạn”, đồng thời vẽ lại bức tranh chính trường Mỹ.

Tổng thống là nhân vật chính

“Ngày phán xét” hay “ngày quyết định” là những cụm từ được báo chí Mỹ sử dụng khi nhắc đến cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ 6/11. Lịch sử trong quá khứ cho thấy đây là cuộc bầu cử vô cùng quan trọng, quyết định rất nhiều tới việc định hình chính trường Mỹ trong nửa nhiệm kỳ còn lại của một Tổng thống.

Thế nhưng cuộc bầu cử giữa kỳ lần này còn quan trọng hơn thế. Đây được coi là một “cuộc sát hạch” về khả năng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump - vị Tổng thống đặc biệt nhất trong lịch sử Mỹ - cũng như định hướng tương lai chính trị của ông.

Tổng thống Trump trong cuộc vận động cử tri tại bang Indiana. Ảnh: Bloomberg
Tổng thống Trump trong cuộc vận động cử tri tại bang Indiana. Ảnh: Bloomberg
Trong gần 2 năm qua, kể từ khi bước chân vào Nhà Trắng sau một cuộc bầu cử gay cấn và đầy bất ngờ, Tổng thống Donald Trump đã khiến cả nước Mỹ và thế giới nhiều phen chấn động bởi những quyết định chưa từng có tiền lệ.

Cách điều hành “lạ” của Donald Trump đã vượt quá xa tư duy thông thường, khiến không ít người công khai đặt vấn đề liệu ông có thích hợp để nắm giữ vai trò quyết định với nhiều vấn đề hệ trọng của đất nước.

Chính vì thế, nhiều cử tri Mỹ cho rằng Tổng thống đương nhiệm chính là nhân tố quyết định trong lá phiếu của họ trong lần bầu cử này. Kết quả thăm dò của Trung tâm nghiên cứu PEW công bố tháng 10/2018 cho biết có tới 6/10 cử tri xem ông Trump là nhân tố quan trọng trong lá phiếu của mình.

Cũng vì sự quan tâm đặc biệt của cử tri nên tỷ lệ đi bỏ phiếu được cho là đông hơn thường lệ. Thông thường, giới trẻ thường ít hào hứng với cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ, tuy vậy, theo một cuộc khảo sát có đến 40% khẳng định sẽ đi bỏ phiếu.

Bản thân ông chủ Nhà Trắng cũng thừa nhận, mặc dù tên ông không có trên lá phiếu, song cuộc bầu cử giữa kỳ này giống như một cuộc trưng cầu ý dân về vai trò Tổng thống của ông trong hai năm qua.

Chẳng thế mà trong suốt hai tuần qua, ông Donald Trump đã tham gia rất nhiều vào chiến dịch vận động tranh cử với vai trò của một “ứng cử viên trưởng” của đảng Cộng hòa.

Đích thân ông Donald Trump đã tới hết bang này đến bang khác với hy vọng dùng ảnh hưởng của mình để hỗ trợ các ứng cử viên của đảng Cộng hòa và tiếp thêm năng lượng đến những người ủng hộ trên khắp cả nước.

Tại các bang chiến địa của đảng Cộng hòa, thông điệp của ông Trump truyền tải chủ yếu về các vấn đề như tăng trưởng kinh tế, ngăn chặn người nhập cư - những vấn đề luôn được cử tri đảng Cộng hòa quan tâm.

Bằng việc chỉ ra các thành tựu về kinh tế và những tuyên bố cứng rắn với làn sóng người nhập cư, Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ muốn chứng tỏ với cử tri rằng ông không chỉ nói được mà còn làm được, với mục tiêu cao cả nhất là “nước Mỹ trên hết”.

Nếu đảng Cộng hòa thắng lợi tại cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ, việc tiếp tục duy trì được đa số tại cả Thượng viện và Hạ viện sẽ là động lực to lớn giúp ông Trump đẩy mạnh chiến lược “Nước Mỹ trên hết”, ít nhất là trong nửa nhiệm kỳ còn lại.

Trong trường hợp cuộc bầu cử phơi bày sự bất tín nhiệm của cử tri đối với Tổng thống Trump, không chỉ thời gian tại còn lại của ông gặp nhiều sóng gió mà triển vọng về một nhiệm kỳ 2 với ông cũng sẽ phai nhạt.

Kịch bản nào?

Lịch sử bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ tại Mỹ thường cho thấy đảng của tổng thống đương nhiệm sẽ mất ghế về tay đảng đối thủ. Nếu lịch sử này lặp lại, đảng Dân chủ sẽ kiểm soát Hạ viện và đảng Cộng hòa kiểm soát Thượng viện sau cuộc bầu cử này.

Thực tế, các cuộc điều tra dư luận trước bầu cử cũng cho thấy kết quả tương tự. Nếu kịch bản này xảy ra, cả hai đảng đều có lợi thế đáng kể để thông qua chương trình nghị sự của mình hoặc cản trở các đề xuất của đối thủ.

Đơn cử, việc phe Dân chủ nắm Hạ viện sẽ cho phép đảng này mở các cuộc điều tra nhằm vào chính quyền Tổng thống Trump và cản trở chương trình nghị sự lập pháp của ông chủ Nhà Trắng nói riêng và đảng Cộng hòa nói chung, như vấn đề nhập cư, cắt giảm thuế, đảo ngược đạo luật Obamacare…, thậm chí tiến hành luận tội tổng thống.

Tuy nhiên, cũng giống như cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, cuộc bầu cử này cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ngờ. Không loại trừ khả năng đảng Cộng hòa tiếp tục kiểm soát lưỡng viện và đó sẽ là một chiến thắng vang dội cho Tổng thống Donald Trump.

Kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ cho thấy người Mỹ nghĩ gì về Tổng thống D.Trump. Ảnh
Kết quả bầu cử Quốc hội Mỹ giữa nhiệm kỳ cho thấy người Mỹ nghĩ gì về Tổng thống D.Trump. Ảnh: Vox
Dù là kịch bản nào, theo các nhà phân tích, nước Mỹ trong 2 năm tới cũng sẽ không thể thoát khỏi vấn đề “thâm căn cố đế” đó là sự chia rẽ, thậm chí tình trạng này còn trầm trọng hơn.

Cuộc vận động bầu cử giữa nhiệm kỳ những ngày qua cho thấy cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ không ngừng “ném” sự công kích vào nhau chỉ nhằm thu nhiều phiếu nhất có thể, không bên nào có ý định hoặc đưa ra giải pháp cho sự hàn gắn xã hội. 

Một bên đề cao những thành tựu “bề nổi” đã làm được cho nước Mỹ trong 2 năm qua. Bên kia tập trung chỉ trích chính quyền hiện tại đã làm hại gì cho những giá trị và thành tựu Mỹ suốt những thập kỷ qua.

Theo giới quan sát, trong trường hợp đảng Dân chủ nắm quyền ở Hạ viện, nhiều quyết định chính trị chắc chắn sẽ lâm vào thế bế tắc. Bất kỳ dự luật nào do phe Dân chủ đề xuất, dù đã được thông qua bởi lưỡng viện, hoàn toàn có thể bị Tổng thống bác bỏ. Hay ngược lại, bất kỳ quyết định gây tranh cãi nào của Tổng thống sẽ khó khả năng được thông qua tại Hạ viện….

Vì thế, dù kết quả bầu cử giữa kỳ lần này như thế nào, khi cuộc đấu đã ngã ngũ, các vấn đề cố hữu của nước Mỹ sẽ vẫn còn đó. Nói cách khác, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sẽ khắc họa bức tranh chính trị Mỹ, ở đó gam màu có thay đổi song bố cục vẫn giữ nguyên. Vì thế, có lẽ, trong thời gian tới, thế giới sẽ tiếp tục chứng kiến những màn đối đầu, giằng co ngay trong nội bộ nước Mỹ./.

tin mới

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

Gói viện trợ cứu Kiev khỏi ‘nắng hạn’, hay phương Tây sa lầy vào khủng hoảng ở Ukraine?

(Baonghean.vn) - Hôm nay dự luật viện trợ cho Ukraine được đưa ra bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ, trước khi tổng thống ký thành luật. Liệu gói này có giúp Ukraine thay đổi tình thế hay không, khi nó đến Kiev “chậm trễ”?. Còn với Nga, việc này chỉ làm giàu cho tổ hợp công nghiệp quân sự của Mỹ.

Tổng thống Zelensky cho rằng Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga

Ukraine có thể bắt đầu đàm phán với Nga?

(Baonghean.vn) -Theo RIA Novosti, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22/4 cho biết: "Chúng tôi sẽ chuẩn bị một tài liệu để giải quyết mọi vấn đề trong tầm nhìn của chúng tôi. Và chúng tôi sẽ tìm thời điểm thích hợp để chuyển nó cho đối phương và cùng thảo luận ở Thuỵ Sỹ".

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

Bản tin quốc tế: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'

(Baonghean.vn) - Bản tin quốc tế ngày 22/4 gồm những thông tin: Xung đột đẩy chi tiêu quân sự lên mức 'cao nhất chưa từng có'; Tư lệnh quân đội Israel phê duyệt kế hoạch tiếp tục cuộc chiến ở Gaza; Iraq phóng tên lửa vào căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria; Iran bác tin đàm phán trực tiếp với Mỹ.

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

Chuyên gia quân sự Đức kêu gọi NATO bắn hạ tên lửa Nga trên bầu trời Ukraine

(Baonghean.vn) - Chuyên gia quân sự Đức Nico Lange - một thành viên cấp cao tại Hội nghị An ninh Munich cho rằng, NATO đã đến lúc phải sửa chữa "sai lầm đắt giá" và thay đổi chiến lược ở Ukraine, NATO nên sử dụng hệ thống phòng không của mình bắn hạ tên lửa Nga ở sườn phía Đông của liên minh.

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

Nga đẩy nhanh quá trình phi công nghiệp hoá Ukraine

(Baonghean.vn) - Trong một thời gian dài, Nga đã chỉ tập trung vào quá trình phi quân sự hoá và phi phát xít hoá Ukraine. Tuy nhiên, các cuộc đối đầu ngày càng gia tăng ác liệt, và quy mô tàn phá đã cho thấy cách Nga tiếp cận với việc phi công nghiệp hoá Ukraine ngày càng rõ nét.