Các loại quả dễ nhiễm thuốc trừ sâu nhất

Nhóm Công tác Môi trường của Mỹ vừa công bố danh sách cập nhật các loại trái cây dễ bị phơi nhiễm nhiều thuốc trừ sâu nhất và kèm theo một danh sách các loại trái cây sạch nhất.

Để hoàn thành danh sách này, Nhóm Công tác Môi trường đã tập trung vào 48 loại trái cây, rau quả phổ biến và dựa trên một phân tích gồm 32.000 mẫu được kiểm tra bởi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) và Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA).
Táo là loại thực phẩm dễ chứa thuốc trừ sâu nhất
Táo là loại thực phẩm dễ chứa thuốc trừ sâu nhất
Sau đây là danh sách 12 loại trái cây chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất:
1. Táo
2 . Dâu tây
3 . Nho
4 . Cần tây
5 . Đào
6 . Rau bina
7 . Ớt chuông
8 . Quả xuân đào
9 . Dưa chuột
10 . Cà chua anh đào
11. Đậu tây
12. Khoai tây
Và dưới đây là danh sách 15 loại trái cây sạch nhất:
1. Bơ
2 . Bắp (ngô) ngọt
3 . Dứa
4 . Bắp cải
5 . Đậu hà lan (đông lạnh)
6 . Hành
7 . Măng tây
8 . Xoài
9 . Đu đủ
10 . Kiwi
11. Cà tím
12. Bưởi
13. Dưa đỏ
14. Súp lơ trắng
15 . Khoai lang
Những phát hiện quan trọng khác
- 99% các mẫu thử táo có ít nhất một dư lượng thuốc trừ sâu.
- Nếu tính theo lượng thuốc trừ sâu trên cân nặng, khoai tây chứa nhiều thuốc trừ sâu nhất trong các loại rau củ, trái cây.
- Chỉ một mẫu thử nho duy nhất dương tính với 15 loại thuốc trừ sâu
- Các mẫu cần tây, cà chua, đậu hà lan và dâu, mỗi mẫu dương tính với 13 loại thuốc trừ sâu khác nhau
- Chỉ 1% mẫu bơ được phát hiện chứa thuốc trừ sâu
- 89% dứa, 82% kiwi, 80% đu dủ, 88% xoài, 61% dưa đỏ không có dư lượng thuốc trừ sâu.
Hai danh sách trên giúp cho người tiêu dùng, đặc biệt là các bà nội trợ có lựa chọn tốt nhất cho sức khoẻ gia đình mình!
Theo NLĐ

tin mới

Khoa Tiêu hóa – Huyết học lâm sàng, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đang là nơi điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Ảnh: Hoàng Yến

Xây dựng ‘mái nhà chung’ của bệnh nhi tan máu bẩm sinh

(Baonghean.vn) - Khoa Tiêu hóa - Huyết học lâm sàng (Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An) đang là nơi theo dõi và điều trị cho 98 bệnh nhi mắc Thalassemia (tan máu bẩm sinh). Hàng tháng, các bệnh nhi phải nhập viện định kỳ để duy trì sự sống. Khoa hiện là ngôi nhà thứ hai của các bệnh nhi này.