Châu Âu cáo buộc Đức phản bội, phá vỡ trừng phạt Nga

Theo Nguyễn Đông (baodatviet.vn)

Theo dõi Báo Nghệ An trên Google News
Đức bị cáo buộc đã và đang phá vỡ các lệnh trừng phạt đối với Nga, phản bội EU vì những hành động của Thủ tướng nước này.

Như đã biết bà Merkel đã tiến hành cuộc gặp với người đứng đầu của Bộ tham mưu Nga và cuộc gặp với ông Putin - đây là hành động phản bội của Đức đối với các đối tác EU, phóng viên Zbigniew Parafianovich viết.

Putin den Duc, cung ba Merkel thao luan mot loat van de hoc bua hinh anh 1
Bà Merkel và ông Putin gặp nhau tại thị trấn Gransee, cách thủ đô Berlin của Đức khoảng 55 km ngày 18/8. Ảnh: Reuters.

Tờ Gazeta Prawna nhấn mạnh rằng, tất cả những hậu quả do hành vi vi phạm chế độ cô lập Nga sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến Ukraine, Ba Lan và các nước vùng Baltic.

Trước đó, người đứng đầu Bộ tham mưu Nga Valery Gerasimov bị cấm nhập cảnh vào các nước Liên minh châu Âu, Thụy Sỹ, Canada, Úc và Liechtenstein do liên quan đến sự kiện sát nhập bán đảo Crimea và cuộc chiến tranh ở miền Đông Ukraine. Tuy nhiên Thủ tướng Angela Merkel gặp ông ở Đức vào cuối tháng 7/2018.

Cuộc gặp giữa Tổng thống Nga và Thủ tướng Đức đã diễn ra vào ngày 18/8 ở Mezeberg, cách không xa thủ đô nước này.

Phát ngôn viên chính phủ Steffen Scheibert cho biết rằng, chủ đề chính trong cuộc họp liên quan đến vấn đề từ xung đột ở Ukraine và Syria cũng như Iran và dự án đường ống dẫn khí mà Mỹ phản đối.

Kết quả, về Ukraine, bà Merkel nói bà hy vọng những nỗ lực mới sẽ được thực hiện vào đầu năm học mới để giải quyết vấn đề của lực lượng quân đội Ukraine và người ly khai tại khu vực Donbass.

Về dự án Nord Stream 2 nhằm dẫn khí đốt từ Nga đến Đức qua biển Baltic, bà Merkel nói Ukraine sẽ tiếp tục giữ vai trò trong việc trung chuyển khí đốt đến châu Âu, hoan nghênh việc Liên minh Châu Âu (EU), Nga và Ukraine bắt đầu thảo luận về vấn đề.

Liên quan đến tình hình Syria, cả hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ quan ngại về vấn đề Syria và tình hình của hàng triệu người tị nạn. Cả hai bên đồng ý nỗ lực ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Idlib, Syria và khu vực xung quanh.

Các cuộc gặp của Thủ tướng Đức đã gián tiếp phá vỡ sự cô lập Gerasimov và là sự phản bội EU. Hành động này của Đức đã và sẽ làm an ninh ở sườn Đông NATO suy yếu. Tuy nhiên các chính trị gia Đức cho rằng, việc mối quan hệ giữa Nga và Đức có dấu hiệu ấm lên là một tín hiệu tốt.

Nguồn tin này nhắc lại rằng chính những hành động yếu đuối của Đức từ trước đó đã góp phần dẫn đến kịch bản Gruzia năm 2008 và tiếp đó là sự kiện sát nhập Crimea và bây giờ hành động này cũng có thể dẫn đến một kịch bản tương tự.

Sẽ không ngạc nhiên nếu trong một vài tháng tới Nga sẽ kiểm soát cảng biển của Ukraine trên vùng biển Azov.

Các chuyên gia cho rằng, người Đức thừa hiểu khả năng tuyệt vời của Nga. Họ không ngây thơ và biết rằng hợp tác với Nga sẽ ảnh hưởng đến đồng minh của họ.

Tuy nhiên, thực tế những hệ quả của động thái này không ảnh hưởng tiêu cực tới họ, thay vào đó Ukraine, Ba Lan, các nước Baltic hoặc Romania sẽ phải gánh chịu.

Hành động này của Đức chẳng khác nào họ chống lại các đối tác châu Âu và sẽ làm cho vai trò quan trọng của họ trong EU sẽ giảm dần và mất uy tín.

tin mới

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

Ngừng quá cảnh khí đốt qua Ukraine, Nga có hưởng lợi?

(Baonghean.vn) - Hợp đồng quá cảnh khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn vào ngày 31/12/2024 và Kiev đã tuyên bố không đàm phán thỏa thuận gia hạn. Trong khi mới đây, Mỹ đã phải mở lại giao dịch với các ngân hàng của Nga nhằm thanh toán các hợp đồng năng lượng.

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

Hơn 2 năm, Mỹ chưa thể 'vẽ hình hài' chiến thắng cho Ukraine

(Baonghean.vn) - Mỹ đã đầu tư một khoản tiền khổng lồ vào cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng cuối cùng là để làm gì? Sau hơn 2 năm chiến đấu, họ vẫn chưa vẽ ra hình hài rõ ràng về “chiến thắng” ở Kiev là gì? Phải chăng, việc lấp lửng giữa thành và bại mới là kế hoạch của Mỹ?

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Na Uy tuyên bố Châu Âu phụ thuộc vào phân bón của Nga

Châu Âu đang vô tình trở nên phụ thuộc vào việc nhập khẩu phân bón của Nga, Svein Tore Holsäther - Giám đốc điều hành của công ty hóa chất Na Uy Yara International, một trong những nhà cung cấp phân khoáng lớn nhất thế giới, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Financial Times.

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

Tiết lộ thời điểm Mỹ đưa quân tới Ukraine

(Baonghean.vn) - Theo nghị sĩ Hạ viện Mỹ Marjorie Taylor Greene, Washington sẽ mang quân đến quân tới Kiev, sau sự sụp đổ của Lực lượng vũ trang Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky hối thúc Mỹ tăng tốc chuyển giao vũ khí. 

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

Cùng Quân đoàn châu Phi, Nga mở mặt trận thứ hai đối chọi Pháp và Mỹ

(Baonghean.vn) - Ngay cả trong thời Chiến tranh Lạnh và cạnh tranh giữa các siêu cường, châu Phi là khu vực mà Liên Xô trước đây rất ít ảnh hưởng. Đây là sân banh của Pháp trong hơn 6 thập niên qua, và với mỗi nước châu Phi này, Pháp chỉ tốn “vài bộ đồ vest” để duy trì ảnh hưởng hậu thuộc địa.